Lão Sơn là tên chung mà phía Trung
Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với
bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa
bàn hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Việt
Nam) giai đoạn từ 1983-1989.
Tại những mỏm núi từng xảy ra những
trận đánh giằng co, ác liệt, quân hai bên tranh dành nhau từng hốc đá,
từng khe suối; Phía Việt Nam đã gọi các tên các trận đánh này theo cách
riêng:
-Trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 diễn ra ngày 28/4/1984;
- Trận phản công đánh chiếm lại Cao điểm 772, (lính Hà Giang thời đó gọi là “ Đồi thịt băm” );
-Những
trận đánh giằng co cuối năm 1984 kéo sang năm 1985 tại Cao điểm 685
(lính Hà Giang gọi 685 là “Lò vôi thế kỷ” vì đạn pháo hai bên ngày đêm
bắn phá nên ngọn núi này trắng xoá như vôi…);
-Khu vực Ngã ba Thanh Thuỷ thì lính Hà Giang gọi là “Cối xay thịt” thế kỷ.
-Còn các trận đánh tại đồi Đài, đồi Cô X., thì phía Trung Quốc gọi là Điểm cao 211, 400.
Trận Cao điểm 1509
Về
trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 ngày 28/4/1984, người viết bài này đã
gặp cựu chiến binh Việt Nam Đường Minh Tuấn, ông nguyên là kế toán pháo
binh đại đội 14, trung đoàn 122, Sư 313, có quê ở Hương Canh, Phúc Yên.
Đường Minh Tuấn là một trong những người lính cuối cùng rút khỏi 1509 chiều 28/4/1984 và đã kể lại như sau:
"Phía quân ta (Việt Nam), Sư đoàn 313 đã bố trí một đại đội khoảng 100 tay súng chốt giữ cao điểm này.
"Trước
khi mở đợt tấn công ồ ạt vào rạng sáng ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc
đã liên tục bắn pháo vào trận địa của quân ta suốt cả tháng trước đó.
"Từ
6 giờ sáng 28/4/1984 cho tới chiều, quân ta đã chống trả quyết liệt,
gây cho phía Trung Quốc nhiều thương vong, khoảng 3 giờ chiều thì 1509
bị thất thủ vì quân ta hết đạn, bộ đội của Sư đoàn 313 đã phải “ mở
đường máu” để rút lui…"
Về thông tin lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam trong trận đánh này, tài liệu của mạng
Quốc Phòng Trung Quốc, đã mô tả như sau:
“Trung đoàn 118 của
Trung Cộng phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn
vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng.
"Đặc biệt, có 4 nữ cán binh
Cộng sản Việt Nam (CSVN) cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và
lính Trung Cộng đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô
gái này.
“Quân Trung Cộng cũng bị thương vong nặng: trung đoàn 118
bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của
trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến.
Sự kiện
4 nữ cán binh cộng sản Việt Nam cố thủ trong hang đá bị lính Trung Cộng
dùng súng phóng hoả thiêu chết trong hang, đã được một cán binh Trung
Cộng kể lại trong hồi ký của anh ta, cũng đăng trên mạng Quốc Phòng
Trung Quốc.
'Xử bắn thương binh'
Nguồn
tin thứ hai do ông Hà Minh Thành, một Việt Kiều tại Nhật đã cùng tham
gia đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản, làm bộ phim về chiến
tranh biên giới Việt-Trung.
Ông Hà Minh Thành đã lên quay phim trên
Cao điểm 1509 vào năm 2009; đạo diễn Bành Trung Nghĩa, một đạo diễn
người Trung Quốc, từng có em hy sinh tại Lão Sơn thực hiện bộ phim này.
Trong
một bức thư gửi cho tác giả bài viết này, ông Hà Minh Thành cho hay ông
đã nghe thấy một Cựu chiến binh Trung Quốc tên Vương Hoàn Hải trực tiếp
kể lại câu chuyện.
Lá thư có đoạn: “Em là Hà Minh Thành, ở Nhật
xin gửi tặng anh (Phạm Viết) Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã
thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của
Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái
(2009).
“Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự
trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ nhiên ngoài những chỗ họ
cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều
mìn.
“Ông Vương Hoàn Hải, một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia
cuộc chiến đó, đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị
chết trong trận đó.
“Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi
chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính
Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm
nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ Việt Nam (VN) cũng như
các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại
chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và
nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp.
“Ông ta nói rằng không nhớ
chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3.700 xác binh sĩ VN. Cho đến
ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các
thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được
nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể
có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc
vong thân…”
Nhân chứng thứ ba, ông Đường Minh Tuấn kể:
“Từ
trên Mỏm 1, mỏm cuối cùng em và đồng đội còn giữ được tới tầm 3 giờ
chiều; bọn em còn nghe rõ đồng đội kêu la từ Mỏm 2, đồng hương ơi cứu
nhau với… Sau đó thì nghe súng nổ.
“Bộ đội ta thương vong và hy
sinh đều được đưa vào trong hầm, khi lính Trung Quốc tràn được lên thì
chúng xả súng bắn chết cả thương binh. Trong trận đánh bảo vệ 1509 những
thương binh liệt sĩ ta không mang được ai về; chắc lính Trung Quốc đã
'chôn cất' anh em mình tại chỗ… “
Qua ít nhất ba nguồn tin trên, sơ bộ có
thể xác tín một sự thật: không có chuyện "có 4 nữ cán binh cộng sản Việt
Nam cố thủ trong hang đá” bị bắn chết như mạng Internet của Trung Quốc
đưa, mà chắc chắn đó là anh em thương binh của Việt Nam, được đưa vào
hầm và đã bị bắn chết, chính Đường Minh Tuấn có nghe tiếng kêu cứu của
họ…
'Quay súng bắn chỉ huy'
Cuộc
chiến Vị Xuyên có nhiều chi tiết, bí mật mà thời gian sẽ phải trả lời,
nếu các nhân chứng, vật chứng không bị tiêu hủy hoặc mất mát hết.
Nhân
đây, xin được đơn cử ngắn gọn một tình tiết khác của cuộc chiến trong
nội bộ Trung Quốc. Ấy là một binh lính Trung Quốc dám nổ sung bắn một
thủ trưởng bậc cao, đó là Sư trưởng Túc Nhung Sinh, con trai Đại tướng
Túc Dụ ngay tại Lão Sơn.
Một tư liệu của phía Trung Quốc đưa trên mạng cách đây không lâu viết lại câu chuyện này cụ thể như sau:
“Sau
thảm bại ngày 31/5 (1985), Quân đoàn 67 (của Trung Quốc) còn xảy ra một
chuyện trước sau chưa từng có trong chiến tranh với Việt Nam.
“Một
chiến sĩ, vốn người Táo Trang, từ trận đánh đồi 211 may mắn được sống
quay về, vào giờ ăn cơm sáng, bước vào nhà ăn sở chỉ huy Quân đoàn 67,
nhằm Túc Nhung Sinh mà bắn.
“Túc Nhung Sinh nhanh nhẹn
trốn xuống gầm bàn ăn, nên không bị thương. Nhưng người cảnh vệ của họ
Túc thì bị giết chết, Quân trưởng Quân 67 Trương Chí Kiên bị thương
xuyên bả vai, còn mười người gồm binh lính sĩ quan đang đứng tại hiện
trường cũng trúng thương.
“Cả hiện trường náo loạn, tất cả đều cho
rằng đây là đội đặc công mà bên Việt Nam phái sang thâm nhập đánh úp,
mấy ngày sau mà chưa làm rõ được đầu đuôi là chuyện gì. Mà người chiến
sĩ ấy cũng an toàn trở về từ hiện trường. Mấy ngày sau, mới phát hiện
anh ấy đã tự sát tại hầm nước phía sau sở chỉ huy Quân đoàn 67.
“Trong
lòng còn ôm ngọn súng, do đã qua một thời gian dài nên xác đã bốc mùi.
Thế là (sự việc xảy ra ở) Quân 67 lại một lần nữa bị thông báo trong
toàn quân.
“Sau khi sự việc phát sinh, Quân ủy trung
ương, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia và Quân khu Tế Nam (Trung Quốc)
liên tiếp phái người đến Quân đoàn 67 điều tra nguyên nhân sự việc.
“Trương
Chí Kiên đang nằm viện, phải chịu việc điều tra, khóc mà nói rằng: “Tôi
chưa bao giờ nghĩ đến nông nỗi quân của mình lại cầm súng bắn vào Quân
trưởng của họ như vậy!”
Sau khi đưa tin về thông tin này, tôi đã
gặp và trao đổi với Đại tá Bùi Như Lạc, nguyên là Sư đoàn trưởng Sư 313
của Việt Nam, người trực tiếp chỉ huy trận đánh làm tan rã sư 199 của
Đại Quân khu Bắc Kinh tháng 5/1985, ông cho biết đó là trận đánh tại hai
ngọn đồi phía Việt Nam gọi là Đồi Đài và Đồi cô X. nằm tại ngã ba Thanh
Thuỷ.
Xin được nói thêm, sở dĩ có tên gọi là Đồi cô X., vì nó
liên quan chuyện tình của một cô gái Hà Giang tuẫn tiết ở đây vì thất
tình, đây chính là nơi xảy ra trận đánh lớn mà báo mạng Trung Quốc đưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét