USCIRF:United State Commission on International Regilious Freedom: Ủy ban Hoa kỳ trên vấn đề Tư do Tôn giáo quốc tế
Tự do tôn giáo chưa cải thiện
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa công bố bản báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu năm 2015. Bản báo cáo mới cho thấy tình hình tự do tôn giáo trên thế giới trong năm qua không có nhiều chuyển biến, đặc biệt là ở những nước đã bị USCIRF kiến nghị đưa vào danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tông giáo CPC, trong đó có Việt Nam.
Trong cuộc họp báo ngắn công bố bản báo cáo về tự do tôn giáo toàn cầu 2015 diễn ra vào trưa ngày 30 tháng 4 giờ Washington DC, Tiến Sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho biết tình hình tự do tôn giáo trên thế giới không có mấy chuyển biến trong suốt năm vừa qua, 2014:
“Chúng tôi thấy không có nhiều bằng chứng cho thấy sự cải thiện rõ ràng của tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Có một ngoại lệ. Sau khi đến thăm Srilanka vào tháng 3, ủy ban thấy Srilanka đã có những tiến bộ thực sự để cải thiện quyền của người thiểu số theo tôn giáo. Nhưng khi chúng tôi nhìn vào 16 nước mà ủy ban đề nghị đưa vào danh sách CPC, không một nước nào có cải thiện tình hình. Một loạt nước từ Trung Quốc đến Syria, chúng tôi thấy những dấu hiệu của sự xuống cấp. Năm nay chúng tôi phải đề nghị đưa 17 nước vào danh sách CPC.”
CPC là danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo do Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra theo đọa luật về Tự do Tôn giáo toàn cầu vào năm 1998.
Theo Tiến sĩ Swett, tình hình tự do tôn giáo tại nhiều nước tiếp tục bị vi phạm bởi không chỉ sự đàn áp của nhà nước mà còn bởi những nhóm và tổ chức phi nhà nước, đặc biệt nghiệm trọng là tình hình tại một số nước Trung Đông với sự trỗi dậy của nhà nước Hồi giáo ISIS.
Liên quan đến Việt Nam, nước được USCIRF đề nghị xếp vào lớp thứ nhất trong danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, bản báo cáo cho thấy chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát toàn bộ các hoạt động tôn giáo thông qua các luật, giám sát hành chính hạn chế ngặt nghèo những hoạt động tôn giáo độc lập, đàn áp những cá nhân và nhóm tôn giáo không được chính phủ nhìn nhận bao gồm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các phật tử người Khmer-Krom, Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo, Tin lành của người Hmong, người Thượng ở Tây nguyên, và hội thánh Mennonites ở tỉnh Bình Dương.
Theo USCIRF, với dân số hơn 90 triệu người, phần đông người Việt Nam theo đạo Phật. Hiện có khoảng hơn 6 triệu người Việt Nam theo Công giáo, đây cũng là tôn giáo lớn thứ hai tại Việt nam. Tiếp đến là Tin lành với khoảng 1 triệu người.
Nhiều lãnh đạo tôn giáo bị bắt bỏ tù
Báo cáo của USCIRF cũng đề cập đến việc chính phủ Việt Nam thực hiện nghị định 92 bắt đầu từ năm 2013 nhằm mở rộng việc giám sát các hoạt động tôn giáo và làm cho việc đăng ký hoạt động của các nhóm tôn giáo trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó Bộ luật hình sự Việt Nam với các điều luật 88 và 258 đã khiến nhiều những nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, blogger và các lãnh đạo tôn giáo bị bắt bỏ tù vì cáo buộc tội chống phá nhà nước. Theo báo cáo hiện có ít nhất từ 100 đến 200 tù nhân lương tâm tại Việt Nam, trong đó có các nhà hoạt động về tôn giáo.
USCIRF cảnh báo trong năm 2015, chính phủ Việt Nam có thể sẽ giới thiệu một luật mới về tôn giáo thay thế Pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo năm 2004 và nghị định 92.
Báo cáo của USCIRF cũng nhìn nhận những cải thiện trong quan hệ Việt Mỹ trong suốt 20 năm qua trên nhiều lĩnh vực bao gồm vấn đề nhân quyền. Năm nay cũng là năm hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ với các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước dự kiến diễn ra trong năm nay. Tiến sĩ Swett cho rằng, song song với việc phát triển quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo nên được Hoa Kỳ nhấn mạnh trong quá trình này:
“Rõ ràng là Hoa Kỳ đang có mối quan hệ tiến triển với Việt nam trên nhiều lĩnh vực, nhưng tôi muốn nói rằng bản chất của sự phát triển quan hệ hai nước từ quan điểm của chúng tôi sẽ cho chính phủ và Tổng thống Hoa Kỳ nhiều cơ hội hơn để đề cập vấn đề tự do tôn giáo. Những nước nói chuyện với nhau không chỉ về những gì họ đồng ý với nhau mà cả những điều mà họ không đồng ý với nhau… nỗ lực của chúng tôi là để đảm bảo rằng trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước sắp tới, vấn đề về tự do tôn giáo sẽ được đề cập và không bị bỏ ra ngoài. Trong quan hệ với Việt Nam, dù là quan hệ này đang phát triển, chúng tôi muốn đảm bảo rằng vấn đề tự do tôn giáo phải được quan tâm, được đề cập tới và không bị bỏ vào một góc nhỏ.”
theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét