VRNs (11.02.2015) – Sài Gòn – Bất chấp
khả năng lớn có thể không được tham dự phiên tòa, nhiều người từ phía
Bắc đã lặn lội vào Nam để ‘đồng hành’ với nhà bất đồng chính kiến Lê Thị
Phương Anh cùng hai người khác trong phiên sơ thẩm công khai diễn ra
vào sáng mai 12/2.
Theo thông tin từ gia đình bà Phương Anh, phiên sơ thẩm xử bà cùng Đỗ
Nam Trung và Phạm Minh Vũ, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ
để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức” theo điều 258 Bộ luật Hình sự
(BLHS) sẽ diễn ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
3 người kể trên bị bắt hôm 15/5/2014 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi đang ‘tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động’ của công nhân tại khu vực này.
Những nhà hoạt động tại Việt Nam cáo buộc, họ thường xuyên bị giới chức trách ngăn chặn, thậm chí ‘đánh đập, bắt giữ’ khi họ tìm cách tham dự những phiên tòa công khai xử các nhà hoạt động khác.
“Mặc dù biết có rất nhiều nguy hiểm,” anh Hồ Huy Khang nói, anh muốn đến tham dự phiên tòa để “đồng hành cùng 3 người” và vì “tình chị em” giữa những nhà hoạt động.
Bên cạnh đó, bạn trẻ 22 tuổi đến từ Nghệ An cho biết, anh muốn đòi quyền để được vào tham dự phiên tòa mà giới chức trách khẳng định công khai.
Anh Khang còn nói đã từng bị ‘đánh đập, bắt bớ’ khi tham dự những phiên tòa tương tự và “dự đoán chắc là phải có đánh đập bắt bớ” trong phiên sơ thẩm sắp tới.
Được biết, có khoảng 8 người từ phía Bắc sẽ đến tham dự phiên tòa nói trên.
Bà Trần Thị Nga, một thành viên thuộc Hội Phụ nữ Nhân quyền cùng với bà Phương Anh chia sẻ, bà muốn tham dự phiên tòa để “chia sẻ tình cảm tinh thần đối với 3 người bạn rất thân.”
Nhà đấu tranh đến từ Hà Nam nói đây còn là cơ hội để bà đòi quyền công dân, đặc biệt là quyền tham dự những phiên tòa công khai. Bà khẳng định, ”phiên tòa công khai thì mọi người dân đều có quyền tham dự và theo dõi.”
Bà cho biết đã từng bị đàn áp khi tham gia những phiên tòa tương tự trước đó, nhưng điều đó ”không có gì đáng lo ngại… Nếu người dân không lên tiếng đòi quyền của mình, cũng như đòi hiến pháp và pháp luật [về quyền tham dự phiên tòa] phải được thực thi thì ở đâu cũng bị đàn áp cả.”
Tuy ảnh hưởng đến việc mưu sinh, bà Nga nói tiếp, “vì xã hội bất ổn nên buộc tôi phải đi đấu tranh.”
Anh Bạch Hồng Quyền đến từ Hà Nội cũng nói, “tôi biết là dù có khó khăn và gần dịp giáp tết”, nhưng tôi muốn “đồng hành cùng với những người bạn của tôi trong ngục tù.”
“Tuy mất thời gian, công sức, thậm chí dự đoán là những người đi tham dự sẽ không được vào sát [khu vực] phiên tòa ở Đồng Nai, chứ không nói điến việc tham dự được phiên tòa nhưng vì bạn bè, vì anh em thì tôi chấp nhận bỏ qua tất cả.”
Điều luật ‘mơ hồ’
Theo bản kết luận điều tra hồi tháng 10/2014 của Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Đồng Nai, 3 bị cáo đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ [theo điều 258 BLHS]… để thu thập hình ảnh, tình hình khiếu kiện, biểu tình trái phép, viết bài vu khống, đăng tin sai sự thật … làm tổn hại đến uy tín, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN.”
Riêng anh Hồ Huy Khang thì nhận định, việc chính quyền quy kết 3 bị cáo trên vị phạm điều 258 BLHS là không hợp lý. Anh còn cho rằng điều 258 BLHS là một điều luật “cực kỳ mơ hồ, bởi nhiều người nói lên chính kiến để làm tốt cho xã hội thì bị xem là lợi dụng quyền đấy để chống lại nhà nước và chế độ.”
Anh Bạch Hồng Quyền cũng nhận định, “điều [258 BLHS] rất mơ hồ được dùng để đàn áp những người yêu nước, đấu tranh cho quyền con người.”
Bà Trần Thị Nga cho biết thêm, 3 bị cáo trên là những người “đấu tranh cho vấn đề công bằng xã hội. Đặc biệt họ là những người rất ôn hòa. Quy họ vào điều 258 là hết sức vô lý.”
Trong bản thông cáo hồi tháng 12/2014, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch (HRW) cho biết trong năm 2014, chính quyền Việt Nam đã dùng điều 258 BLHS để kết án ít nhất 10 nhà hoạt động nhân quyền và bắt giữ 4 blogger.
Giám đốc Ban châu Á Brad Adams của tổ chức từng chỉ trích điều 258 BLHS là một khoản luật “quái gở”, mơ hồ, “hình sự hóa hành vi ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước’” nhằm bịt miệng những người chỉ trích tại Việt Nam.
3 người kể trên bị bắt hôm 15/5/2014 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi đang ‘tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động’ của công nhân tại khu vực này.
Những nhà hoạt động tại Việt Nam cáo buộc, họ thường xuyên bị giới chức trách ngăn chặn, thậm chí ‘đánh đập, bắt giữ’ khi họ tìm cách tham dự những phiên tòa công khai xử các nhà hoạt động khác.
“Mặc dù biết có rất nhiều nguy hiểm,” anh Hồ Huy Khang nói, anh muốn đến tham dự phiên tòa để “đồng hành cùng 3 người” và vì “tình chị em” giữa những nhà hoạt động.
Bên cạnh đó, bạn trẻ 22 tuổi đến từ Nghệ An cho biết, anh muốn đòi quyền để được vào tham dự phiên tòa mà giới chức trách khẳng định công khai.
Anh Khang còn nói đã từng bị ‘đánh đập, bắt bớ’ khi tham dự những phiên tòa tương tự và “dự đoán chắc là phải có đánh đập bắt bớ” trong phiên sơ thẩm sắp tới.
Được biết, có khoảng 8 người từ phía Bắc sẽ đến tham dự phiên tòa nói trên.
Bà Trần Thị Nga, một thành viên thuộc Hội Phụ nữ Nhân quyền cùng với bà Phương Anh chia sẻ, bà muốn tham dự phiên tòa để “chia sẻ tình cảm tinh thần đối với 3 người bạn rất thân.”
Nhà đấu tranh đến từ Hà Nam nói đây còn là cơ hội để bà đòi quyền công dân, đặc biệt là quyền tham dự những phiên tòa công khai. Bà khẳng định, ”phiên tòa công khai thì mọi người dân đều có quyền tham dự và theo dõi.”
Bà cho biết đã từng bị đàn áp khi tham gia những phiên tòa tương tự trước đó, nhưng điều đó ”không có gì đáng lo ngại… Nếu người dân không lên tiếng đòi quyền của mình, cũng như đòi hiến pháp và pháp luật [về quyền tham dự phiên tòa] phải được thực thi thì ở đâu cũng bị đàn áp cả.”
Tuy ảnh hưởng đến việc mưu sinh, bà Nga nói tiếp, “vì xã hội bất ổn nên buộc tôi phải đi đấu tranh.”
Anh Bạch Hồng Quyền đến từ Hà Nội cũng nói, “tôi biết là dù có khó khăn và gần dịp giáp tết”, nhưng tôi muốn “đồng hành cùng với những người bạn của tôi trong ngục tù.”
“Tuy mất thời gian, công sức, thậm chí dự đoán là những người đi tham dự sẽ không được vào sát [khu vực] phiên tòa ở Đồng Nai, chứ không nói điến việc tham dự được phiên tòa nhưng vì bạn bè, vì anh em thì tôi chấp nhận bỏ qua tất cả.”
Điều luật ‘mơ hồ’
Theo bản kết luận điều tra hồi tháng 10/2014 của Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Đồng Nai, 3 bị cáo đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ [theo điều 258 BLHS]… để thu thập hình ảnh, tình hình khiếu kiện, biểu tình trái phép, viết bài vu khống, đăng tin sai sự thật … làm tổn hại đến uy tín, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN.”
Riêng anh Hồ Huy Khang thì nhận định, việc chính quyền quy kết 3 bị cáo trên vị phạm điều 258 BLHS là không hợp lý. Anh còn cho rằng điều 258 BLHS là một điều luật “cực kỳ mơ hồ, bởi nhiều người nói lên chính kiến để làm tốt cho xã hội thì bị xem là lợi dụng quyền đấy để chống lại nhà nước và chế độ.”
Anh Bạch Hồng Quyền cũng nhận định, “điều [258 BLHS] rất mơ hồ được dùng để đàn áp những người yêu nước, đấu tranh cho quyền con người.”
Bà Trần Thị Nga cho biết thêm, 3 bị cáo trên là những người “đấu tranh cho vấn đề công bằng xã hội. Đặc biệt họ là những người rất ôn hòa. Quy họ vào điều 258 là hết sức vô lý.”
Trong bản thông cáo hồi tháng 12/2014, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch (HRW) cho biết trong năm 2014, chính quyền Việt Nam đã dùng điều 258 BLHS để kết án ít nhất 10 nhà hoạt động nhân quyền và bắt giữ 4 blogger.
Giám đốc Ban châu Á Brad Adams của tổ chức từng chỉ trích điều 258 BLHS là một khoản luật “quái gở”, mơ hồ, “hình sự hóa hành vi ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước’” nhằm bịt miệng những người chỉ trích tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét