NgườiBuôn Gió | 16.1.2015
Ngày 10.2.2015 toà án tỉnh Đồng Nai sẽ đưa vụ
án Lê Thi Phương Anh, Đỗ Nam Trung, Phạm Minh Vũ ra xét xử theo cáo trạng số
139/CT-VKS-P2 của Viện KSND tỉnh Đồng Nai về tội “lơi dụng quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công
dân” quy định tại điều 258 BLHS.
Quyết định truy tố này được dựa trên bản Kết
Luận Điều Tra của cơ quan an ninh tỉnh Đồng Nai. Bản Kết Luận Điều Tra có nhan
đề: Vụ án Đỗ Nam Trung cùng đồng bọn “lợi
dụng các quyền tự do...xâm phạm lợi ích...” xảy ra tạ TP. Biên Hoà tỉnh Đồng
Nai ngày 15/5/2014.
Bản cáo trạng cũng như bản KLĐT tra mô tả sự
việc rằng vào ngày 12 ở Bình Dương có cuộc biểu tình của các công nhân chống
Trung Quốc. Đỗ Nam Trung đã “chia sẻ tin này trên Facebook” sau đó Trung, Vũ,
Phương Anh cùng đi vào các tỉnh đang có những vụ gây rối để nắm thông tin biểu tình,
gây rối của công nhân để đưa lên mạng cung cấp cho các đối tượng lưu vong xuyên
tạc, kích động cho biểu tình, gây rối lan rộng.
Trong Phần
1 đã phân tích về các hành vi của Đỗ Nam Trung và hai người bạn mà bản cáo
trạng và kết luận hồ sơ của các cơ quan luật pháp tỉnh Đồng Nai nêu ra.
Phần 2 này bàn đến việc mục đích của hành vi
như bản cáo trạng, kết luận điều tra đề cập, cho đó là yếu tố để cấu thành tội 258.
“ ..đưa lên mạng cung cấp cho các đối tượng
lưu vong xuyên tạc, kích động cho biểu tình, gây rối lan rộng.''
Trong câu kết án này, cho thấy sự tuỳ tiện của
những người làm bản cáo trạng và kết luận điều tra. Việc “đưa lên mạng” là việc
làm công khai. Những người tham gia mạng intenert bất kể là ai cũng được đọc
tin này. Trong số những người đọc tin này có người khen chế độ, có người chê
chế độ là quyền của những người đọc. Bản thân các đối tượng không có khả năng
bắt buộc những người đọc phải nhận “xuyên tạc, kích động cho biểu tình gây rối
lan rộng”.
Thực tế thì nhiều người đọc được tin biểu tình
ở Đồng Nai, họ đã kêu gọi ngưng biểu tình, kêu gọi hành động ôn hoà. Điều đó chứng
tỏ các đối tượng trong bản cáo trạng nêu chỉ đưa tin lên mạng. Việc người đọc
suy diễn, xử lý tin thế nào là hoàn toàn không phụ thuộc vào của người đưa tin.
Trường hợp này tương tự như một người bán dao.
Người mua dao có người mua về thái rau, thái thịt. Có người mua về để đâm chém
người khác. Người bán dao không thể nào kiểm soát được việc ai mua dao về dùng
làm gì. Kết tội như vây khác nào kết tội người bán dao cung cấp dao cho người
khác đâm chém nhau.
Điều đáng nói là bản kết luận điều tra lẫn cáo
trạng của cơ quan pháp luật tỉnh Đồng Nai khép tội 3 người là Đỗ Nam
Trung, Phạm Minh Vũ, Lê Thị Phương Anh bởi những hành vi phạm tội của họ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhưng cả 3 người này mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai lần đầu tiên trong đời họ, đã bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ khi
đang quay phim, chụp ảnh.
Như vậy rõ ràng cả 3 người này chưa có hành
động phạm pháp nào trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nếu như họ thực hiện xong hành
vi là quay phim, rồi đưa lên mạng các hình ảnh, thước phim với lời tựa, lời
bình xuyên tạc, không đúng sự thực. Khi đó cơ quan an ninh tỉnh Đồng Nai mới có
thể đánh giá hành vi của họ là đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Đằng này họ
mới đến nơi, chụp ảnh, quay phim ở một nơi không cấm, một sự việc xảy ra không
nằm trong danh mục cấm. Việc công an Đồng Nai tiến hành bắt giữ khi họ đang
quay phim chụp ảnh như trong cáo trạng mô tả là một việc làm trái pháp luật.
Một việc làm tuỳ tiện, lạm dụng quyền lực để bắt giữ người trái phép.
Thử hỏi trong xã hội có vô số sự kiện diễn ra,
chả lẽ cứ bất cứ người dân nào ghi hình lại những sự việc mà không có biển cấm
ghi hình, chụp ảnh. Công an cứ thấy ghi hình, chụp ảnh là bắt giữ đưa về trụ
sở, rồi tiến hành khám xét đồ đạc cá nhân, thư tín, điện thoại, máy tính cá
nhân ...thậm chí là khám xét nhà. Một sự bắt bớ vô lý khiến người dân phản ứng,
quy ra tội “gây rối, chống người thi hành công vụ” để hợp thức hoá việc bắt
giữ. Sau đó tiến tới khám xét, tra hỏi để kết thành một tội danh khác.
Riêng việc bắt giữ trái phép ban đầu 3 người
này đã cho thấy vụ án này không được đúng thủ tục tố tụng hình sự. Khởi điểm
bằng việc làm vi phạm luật tố tụng hình sự của cơ quan công an để tiến hành
khởi tố do chính cơ quan công an đó đề nghị là một điều ngang ngược, bất chấp
trình tự pháp luật. Mọi chứng cứ thu thập được từ việc bắt giữ người trái phép
như lời khai, đồ vật đều không có giá trị pháp luật. Mọi chứng cứ phải được thu
thập một cách minh bạch và đúng pháp luật như trong luật tố tụng hình sự quy
định. Hành vi bắt giữ người trái phép để khai thác là một hành vi vi phạm pháp
luật. Chẳng những các chứng cứ, lời khai ấy không có giá trị mà còn cần phải
khởi tố những người bắt giữ trái phép, những người tiến hành khởi tố điều tra
vụ án không đúng trình tự pháp luật.
Bản cáo trạng và kết luận điều tra của các cơ
quan an ninh điều tra, viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai được khởi đầu bằng chính
những vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tư do đi lại, tự do
làm những điều pháp luật không cấm như quay phim, chụp hình ở nơi không ai
cấm...một bản cáo trạng như vậy không thể nào có giá trị. Một phiên toà xét xử
một bản cáo trạng hình thành bởi những phạm pháp như vậy là một phiên toà đồng
loã với những cái sai, bao che, bệnh vực cho các cơ quan tố tụng. Không đứng
minh bạch về pháp luật, bảo đảm công bằng cho bị can, bị cáo.
Chưa kể những tình tiết kết tội hoàn toàn suy
diễn, tự ý chắp nối khiên cưỡng chủ quan của cơ quan an ninh điều tra lẫn viện
kiểm sát.
Nguồn: NgườiBuôn Gió
Nguồn: NgườiBuôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét