Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk cảnh báo Nga là việc can thiệp quân sự có nghĩa là chiến tranh giữa hai nước láng giềng, sau khi Quốc hội Nga cho phép sử dụng quân đội Nga tại vùng Crimea, miền nam Ukraina.
Quyền Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov ngày thứ Bảy nói ông đã đặt lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động tác chiến tiếp sau cuộc bỏ phiếu ngày thứ Bảy tại Nga.
Việc chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép sử dụng quân sự làm cho chính phủ lâm thời Ukraina vừa mới được thành lập mô tả là việc triển khai binh sĩ Nga đang được tiến hành tại Crimea, một bán đảo ở Hắc Hải.
Vùng có đa số người Nga cư ngụ trở thành một phần của nước Ukraina độc lập khi Liên bang Soviet sụp đổ vào năm 1991, đã trở thành tâm điểm của những xáo trộn bắt đầu nhiều tháng trước đây khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych bác bỏ một thỏa thuận với Liên hiệp châu Âu để có những quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dự trù họp khẩn cấp về Ukraina vào ngày thứ Bảy, trong khi những bộ trưởng ngoại giao Liên hiệp châu Âu sẽ tổ chức những cuộc thảo luận khẩn cấp vào ngày thứ Hai tới tại Brussels.
Tình hình đã leo thang thành sự đối đầu lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh.
Ngày thứ Bảy, phái bộ LHQ tại Ukraina yêu cầu các thành viên của Hội Đồng Bảo An làm “tất cả mọi thứ có thể” để chặn đứng điều được mô tả là “sự xâm lược” của Nga đối với Ukraina, gọi hành động của Nga là một “sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.”
Ông Martin Nesirky, phát ngôn viên của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon ngày thứ Bảy nói ông Ban “quan ngại sâu sắc đến tình hình đang xấu đi” tại Crimea và “nhắc lại lời kêu gọi tôn trọng hoàn toàn” độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Phát ngôn viên nói ông Ban sẽ sớm nói chuyện với Tổng thống Putin về tình hình này.
Hoa Kỳ cũng thúc đẩy Nga tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thượng viện Nga ngày thứ Bảy cũng khuyến cáo Tổng thống Putin triệu hồi đại sứ của Moscow tại Hoa Kỳ một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama cảnh báo về những cái giá phải trả nếu Nga can thiệp quân sự vào Ukraina. Toán an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc để thảo luận về những chính sách có thể được lựa chọn.
Trong khi đó phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, nói Tổng thống Nga chưa quyết định có nên sử dụng quân đội tại Ukraina hay không và sẽ quyết định căn cứ trên tình hình phát triển như thế nào. Ông nói Tổng thống Putin cũng chưa quyết định có nên triệu hồi đại sứ Moscow tại Mỹ hay không.
Giữa lúc những căng thẳng xung quanh Crimea leo thang, những người biểu tình thân Nga ngày thứ Bảy đã xung đột bạo động với những người ủng hộ tân chính phủ Ukraina tại thành phố Kharkiv, miền đông Ukraina. Những cuộc biểu tình thân Nga cũng diễn ra tại những thành phố khác ở miền đông.
Quyền Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov ngày thứ Bảy nói ông đã đặt lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động tác chiến tiếp sau cuộc bỏ phiếu ngày thứ Bảy tại Nga.
Việc chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép sử dụng quân sự làm cho chính phủ lâm thời Ukraina vừa mới được thành lập mô tả là việc triển khai binh sĩ Nga đang được tiến hành tại Crimea, một bán đảo ở Hắc Hải.
Vùng có đa số người Nga cư ngụ trở thành một phần của nước Ukraina độc lập khi Liên bang Soviet sụp đổ vào năm 1991, đã trở thành tâm điểm của những xáo trộn bắt đầu nhiều tháng trước đây khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych bác bỏ một thỏa thuận với Liên hiệp châu Âu để có những quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dự trù họp khẩn cấp về Ukraina vào ngày thứ Bảy, trong khi những bộ trưởng ngoại giao Liên hiệp châu Âu sẽ tổ chức những cuộc thảo luận khẩn cấp vào ngày thứ Hai tới tại Brussels.
Tình hình đã leo thang thành sự đối đầu lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh.
Ngày thứ Bảy, phái bộ LHQ tại Ukraina yêu cầu các thành viên của Hội Đồng Bảo An làm “tất cả mọi thứ có thể” để chặn đứng điều được mô tả là “sự xâm lược” của Nga đối với Ukraina, gọi hành động của Nga là một “sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.”
Ông Martin Nesirky, phát ngôn viên của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon ngày thứ Bảy nói ông Ban “quan ngại sâu sắc đến tình hình đang xấu đi” tại Crimea và “nhắc lại lời kêu gọi tôn trọng hoàn toàn” độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Phát ngôn viên nói ông Ban sẽ sớm nói chuyện với Tổng thống Putin về tình hình này.
Hoa Kỳ cũng thúc đẩy Nga tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thượng viện Nga ngày thứ Bảy cũng khuyến cáo Tổng thống Putin triệu hồi đại sứ của Moscow tại Hoa Kỳ một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama cảnh báo về những cái giá phải trả nếu Nga can thiệp quân sự vào Ukraina. Toán an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc để thảo luận về những chính sách có thể được lựa chọn.
Trong khi đó phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, nói Tổng thống Nga chưa quyết định có nên sử dụng quân đội tại Ukraina hay không và sẽ quyết định căn cứ trên tình hình phát triển như thế nào. Ông nói Tổng thống Putin cũng chưa quyết định có nên triệu hồi đại sứ Moscow tại Mỹ hay không.
Giữa lúc những căng thẳng xung quanh Crimea leo thang, những người biểu tình thân Nga ngày thứ Bảy đã xung đột bạo động với những người ủng hộ tân chính phủ Ukraina tại thành phố Kharkiv, miền đông Ukraina. Những cuộc biểu tình thân Nga cũng diễn ra tại những thành phố khác ở miền đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét