Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Kẻ thù Internet: Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đặt Blogger vào tầm ngắm

Chính phủ Việt Nam không chấp nhận tranh luận chính trị trực tuyến. Các blogger và giới bất đồng chính kiến online​ đang bị đàn áp khốc liệt vì dám chất vấn tính hợp pháp của chính phủ hay các chính sách trong nước. Cơ quan chức năng đã triển khai một lực lượng tấn công về tư pháp, hành chính và công nghệ nhằm kiểm soát thông tin online, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Bên cạnh các quan chức và hệ thống tư pháp riêng không ngần ngại áp dụng tùy tiện Điều 88 và 79 của bộ luật hình sự nhắm vào những người đưa tin độc lập, Bộ TT&TT tiến hành chính sách kiểm duyệt internet của riêng mình – cụ thể hơn bao giờ hết và với một lực lượng áp đảo.
Sơ đồ tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC)
Sơ đồ tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC)
KẺ THÙ INTERNET
Enemies of the Internet Bản dịch của Trang Thiên Long
Quy định Internet là đặc quyền của Bộ. Văn phòng phụ trách việc này là Cơ quan phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Bộ này dự thảo và đề xuất dự án luật cho phép chính quyền biện minh các vụ truy tố các blogger và người bất đồng chính kiến online​​. Để tránh thông qua quy trình lập pháp của Quốc hội, nơi các Đại biểu có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi về dự án luật được đề xuất – mặc dù sẽ không có nguy cơ dự luật bị bác bỏ, những luật kiểu này được ban hành dưới hình thức nghị định của Thủ tướng
Lập luật bằng Nghị định
Các nghị định này được thiết kế để bịt miệng các nhà hoạt động truyền thông – và các phương tiện của họ – một khi Đảng Cộng sản Việt Nam phân loại họ là nguy hiểm. Ví dụ, Nghị định 97, ban hành trong năm 2009, chuyên phân tích quan điểm chính trị các ấn bản của trí thức và học giả.
Trong tháng 11 năm 2013, Nghị định 174 được công bố. Có hiệu lực kể từ 15 Tháng 1 năm 2014, Nghị định quy định các khoản xử phạt mới đối với cư dân mạng đã phổ biến nội dung “tuyên truyền chống nhà nước”, hoặc “tư tưởng phản động” trên phương tiện truyền thông xã hội như Facebook . Mặc dù bộ luật hình sự đã cho phép kết án tù vì xuất bản nội dung được cho là “chống nhà nước”, Nghị định mới cho phép chính quyền nhiều quyền hơn để kết tội cư dân mạng vốn đã bị truy tố theo điều 79 hoặc 88 của bộ luật hình sự, nó đã gây ra các phản đối từ xã hội dân sự Việt Nam hoặc cộng đồng quốc tế.
Nghị định 72: thậm chí khó khăn hơn
Công bố vào ngày 31 tháng bảy năm 2013 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Chín cùng năm, Nghị định 72 góp vào một cuộc tấn công chưa từng có về tự do thông tin tại Việt Nam. Chính phủ biện minh cho luật này là nhằm hạn chế việc sử dụng blog và các phương tiện truyền thông xã hội để “phổ biến” hoặc “chia sẻ” thông tin “cá nhân”, với lý do nhu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Nghị định 72, đã mở rộng kho vũ khí pháp lý cho chính quyền, nghiêm cấm việc sử dụng các thông tin trên mạng để chia sẻ. Cho phép bắt giữ các nhà hoạt động thông tin độc lập – những người chưa bị cáo buộc cái gọi là tuyên truyền chống chính phủ hoặc “nỗ lực lật đổ chính quyền”, nghị định đã tạo thành một công cụ để duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản. Trong tình hình bất ổn tài chính và chính trị lớn, Đảng đang cố gắng ngăn chặn các chất vấn công khai về tính hợp pháp của họ.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã công bố rằng blog có thể được sử dụng “chỉ để cung cấp và trao đổi thông tin cá nhân”. Vào tháng Tám năm 2013, Hoàng Vĩnh Bảo, Vụ trưởng Vụ Phát thanh, truyền hình và thông tin kỹ thuật số của Bộ Thông tin và truyền thông, đã cảnh báo người dùng web về việc trích dẫn hoặc chia sẻ thông tin của cơ quan báo chí, cũng như các trang web chính phủ.
Nghị định này đánh dấu sự tấn công khắc nghiệt nhất về tự do thông tin kể từ khi thủ tướng ký một nghị định quy định hình phạt nặng đối với người làm truyền thông năm 2011.
Kiểm duyệt trực tuyến
Với phương tiện truyền thông tin tư nhân bị cấm, một số đã cố gắng phổ biến cho nhiều người bằng cách đưa lên blog. Nhưng các trang web này không ngừng bị chặn bởi tường lửa. Chủ sở hữu trang web thường xuyên bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu nếu nội dung của nó khác với chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các số liệu chính thức gần đây nhất cho thấy Việt Nam đã có hơn 3 triệu blogger. Theo Liên đoàn Viễn thông quốc tế, Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam Á về số người sử dụng web, và thứ tám trong tất cả các nước của khu vực châu Á.
Các doanh nghiệp Internet và cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như Bưu Chính và Viễn thông Việt Nam của nhà nước và chiếm 74 phần trăm của thị trường, và Viettel, thuộc sở hữu của Quân đội nhân dân Việt Nam, là những cơ quan giám sát web lớn. Theo lệnh của chính phủ, họ chặn cái gọi là các trang “độc hại” (bao gồm cả báo chí, blog, và các diễn đàn có nội dung đối lập chính trị hay vận động nhân quyền), khóa các tên miền. Mật khẩu thường xuyên bị hack, và tốc độ kết nối thường chậm lại vào những ngày khi bất đồng chính kiến ​​bị giam giữ hoặc đưa ra xét xử.
Giám sát chặt chẽ trên mạng điện thoại di động cũng diễn ra. Lướt web trên mạng di động không an toàn, bởi vì Nhà nước kiểm soát ba nhà khai thác mạng lớn, chiếm 90 phần trăm của thị trường.
Với hơn 22 triệu tài khoản facebook, Việt Nam có ​​tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, Facebook đã bị chặn từ năm 2009. FB vẫn không thể tiếp cận thông qua các nhà cung cấp dịch vụ internet lớn, ví dụ như VNPT . Người sử dụng web vẫn có thể kết nối thông qua các nhà cung cấp khác hoặc bằng cách sử dụng các công cụ như VPN, Tor , hoặc proxy. Trang WordPress cũng là mục tiêu. Vào năm 2013, kết nối đến các blog này bị chậm, và nhiều blog không thể được truy cập mà không dùng các công cụ vượt qua kiểm duyệt.
Rình rập và nghe lén
Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận tranh luận chính trị trực tuyến. Bất cứ ai bất chấp lệnh cấm này phải trả giá. Luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân đã bị bắt giữ vào năm 2012, một ngày sau khi ông đăng một bài báo chỉ trích Điều 4 Hiến pháp Việt Nam, trong đó đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong các vấn đề quốc gia.
Hai trang web của blogger Nguyễn Tường Thụy, chạy trên nền WordPress, đã bị hack vì “vi phạm các điều khoản dịch vụ” không có lời giải thích cho các blogger. Trong tất cả các khả năng, đóng blog là vì theo yêu cầu của các nhân viên chính phủ.
nguyentuongthuy1
nguyentuongthuy2
Phương pháp “tạo phiền toái”, nhắm mục tiêu các blogger mà không sử dụng các công cụ công nghệ, được áp dụng rộng rãi hơn. Theo dõi và giám sát đi lại mở rộng vào năm 2013. Theo đuôi các mục tiêu trên đường phố, xâm nhập vào các phong trào ủng hộ dân chủ và giám sát từng cá nhân đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của các blogger. Trong tháng sáu, năm 2013, nhà bất đồng chính kiến ​​Nguyễn Văn Đài bị công khai giám sát tại nhà riêng của mình. Sau khi mua một máy dò thám thính điện tử, ông đã phát hiện rằng chính quyền đã theo dõi ông từ một căn phòng liền kề căn hộ của mình.
Máy dò cho thấy vị trí của cái micro nằm ẩn đằng sau bức tường liên kề căn hộ của blogger Nguyễn Văn Đài
Máy dò cho thấy vị trí của cái micro nằm ẩn đằng sau bức tường liên kề căn hộ của blogger Nguyễn Văn Đài
Từ năm 2004, một đơn vị đặc nhiệm dưới chỉ đạo của Bộ Công an, chuyên phụ trách hoạt động chống tất cả các loại tội phạm online, như hành vi trộm cắp dữ liệu thẻ tín dụng, hack và cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp. Đội quân này cũng thực thi lệnh cấm những thông tin bị cấm. Nhiều blogger đã bị bắt vì đăng nội dung về đảng bất hợp pháp. Một số trong số họ đã bị rắc rối sau khi đăng chỉ trích trên blog của mình, hoặc trên các trang Facebook của họ (trong đó có Huỳnh Ngọc Chênh, Ba Sam , JB Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió, Nguyễn Quang Lập, Paulus Lê Văn Sơn). Vài người khác thì viết ẩn danh cho Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Bauxite Việt Nam, Dòng Chúa Cứu Thế, Nữ Vương Công Lý, diễn đàn Paltalk cũng đã bị bắt giữ sau một thời gian bị theo dõi chính thức.
Chiến thuật « Vật trung gian » (Man in the Middle) là cách thức lập các trang web giả mạo để thu hút người dùng tìm kiếm các phiên bản chính hãng, « Vật Trung Gian » cũng được thiết kế để ngăn cản những độc giả muốn xem các nội dung kiểm duyệt, cho là nhạy cảm từ các trang web ở nước ngoài, bao gồm cả mở các tài khoản gmail của họ.
Ảnh chụp màn hình được thực hiện bởi một người bất đồng chính kiến Việt Nam (nguồn: ẩn danh). 
Ảnh chụp màn hình được thực hiện bởi một người bất đồng chính kiến Việt Nam (nguồn: ẩn danh).
Đến một mức độ ngày càng tăng, các blogger và các nhà báo công dân nhận những email với file đính kèm có chứa virus. Chúng có thể cài đặt loại virút gián điệp Trojan hoặc tắt máy tính của người dùng. Để tấn công vào mạng lưới liên lạc online của các nhà hoạt động, phần mềm độc hại này phá rối các hoạt động và cản trở làm việc nhóm online.
mã độc 1

mã độc 2 
Một Email được gửi đến một blogger với file đính kèm có chứa phần mềm độc hại.
Theo Electronic Frontier Foundation (EFF), một tổ chức phi chính phủ, thì loại virus trong email này cũng đã được gửi đến một nhà báo của hãng Associated Press, cũng như nhiều nhà hoạt động Việt Nam. Một blogger Việt Nam đang sống ở California đã bị tấn công, blog và thông tin cá nhân đã bị dùng để bôi nhọ.
Theo EFF, “Nhóm đằng sau các cuộc tấn công dường như đã hoạt động từ cuối năm 2009, và đã rất tích cực nhằm vào các mục tiêu là người bất đồng chính kiến ​​Việt Nam, những người viết lách tại Việt Nam, và người Việt hải ngoại. [Chiến dịch] dường như là công việc của một nhóm thường được gọi là “Sinh Tử Lệnh”.
Bất chấp những nỗ lực để cản trở hoạt động thông tin của giới blogger, các trang mạng mới vẫn tiếp tục ra đời trong năm 2012 và 2013 như Phong trào Con đường Việt NamDefend The DefendersỦy ban Nhân quyền Việt NamHội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và Vietmeme, đặc biệt là các web có phần tiếng Anh. Những trang web phản ánh quyết tâm mạnh mẽ của blogger Việt Nam rằng thông điệp của họ được cộng đồng quốc tế nghe thấy.

http://fvpoc.org/2014/03/13/bo-thong-tin-va-truyen-thong-viet-nam-dat-blogger-vao-tam-ngam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét