Theo HRW, các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp bị chìm nghỉm trong những lỗ hổng pháp lý khiến chính quyền có thể truy tố hình sự ngay cả những hành vi như bày tỏ ý kiến, lập hội hay nhóm họp ôn hòa.
Tổ chức thúc đẩy nhân quyền Human Rights Watch hôm nay công bố một phúc trình toàn cầu 2014, trong đó điểm lại tình hình nhân quyền ở 90 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam trong năm 2013.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho rằng trong năm 2013, ‘chính quyền Việt Nam kiểm soát các nhà hoạt động ráo riết hơn, tiếp tục gia tăng các vụ xử án và truy tố với động cơ chính trị nhằm vào những người chỉ trích ôn hòa’.
Ông Brad Adams, Giám đốc Phụ trách Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho rằng việc ‘gia tăng đàn áp đang đặt chính phủ Việt Nam vào thế đối đầu với khối dân chúng đang ngày càng có ý thức về chính trị và năng động hơn’.
Human Rights Watch cũng đề cập tới việc Quốc Hội thông qua bản Hiến pháp Việt Nam sửa đổi mà họ cho là ‘đáng thất vọng’ vì không những không có những cải cách thích đáng, ngược lại còn củng cố thêm quyền lực của Đảng Cộng sản.
Theo tổ chức này, các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp bị chìm nghỉm trong những lỗ hổng pháp lý khiến chính quyền có thể truy tố hình sự ngay cả những hành vi như bày tỏ ý kiến, lập hội hay nhóm họp ôn hòa.
Human Rights Watch nhận định, dù vẫn giữ được độc quyền cai trị nhà nước, đảng đang phải đối mặt với nỗi bất bình đang ngày càng gia tăng của công chúng về tăng trưởng kinh tế chậm, tham nhũng lan rộng và sự thiếu vắng các quyền tự do cơ bản.
“Tình trạng người dân bị tước đoạt quyền lợi và tệ tham nhũng tràn lan được coi là những lực cản đối với các tiến bộ kinh tế và chính trị của Việt Nam,” phúc trình viết.
Việt Nam chưa lên tiếng về bản phúc trình mới nhất của Human Rights Watch nhưng trong quá khứ, Hà Nội từng nói nhận định của tổ chức này là ‘sai lạc’ và ‘có ác ý’.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho rằng trong năm 2013, ‘chính quyền Việt Nam kiểm soát các nhà hoạt động ráo riết hơn, tiếp tục gia tăng các vụ xử án và truy tố với động cơ chính trị nhằm vào những người chỉ trích ôn hòa’.
Ông Brad Adams, Giám đốc Phụ trách Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho rằng việc ‘gia tăng đàn áp đang đặt chính phủ Việt Nam vào thế đối đầu với khối dân chúng đang ngày càng có ý thức về chính trị và năng động hơn’.
Human Rights Watch cũng đề cập tới việc Quốc Hội thông qua bản Hiến pháp Việt Nam sửa đổi mà họ cho là ‘đáng thất vọng’ vì không những không có những cải cách thích đáng, ngược lại còn củng cố thêm quyền lực của Đảng Cộng sản.
Theo tổ chức này, các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp bị chìm nghỉm trong những lỗ hổng pháp lý khiến chính quyền có thể truy tố hình sự ngay cả những hành vi như bày tỏ ý kiến, lập hội hay nhóm họp ôn hòa.
Human Rights Watch nhận định, dù vẫn giữ được độc quyền cai trị nhà nước, đảng đang phải đối mặt với nỗi bất bình đang ngày càng gia tăng của công chúng về tăng trưởng kinh tế chậm, tham nhũng lan rộng và sự thiếu vắng các quyền tự do cơ bản.
“Tình trạng người dân bị tước đoạt quyền lợi và tệ tham nhũng tràn lan được coi là những lực cản đối với các tiến bộ kinh tế và chính trị của Việt Nam,” phúc trình viết.
Việt Nam chưa lên tiếng về bản phúc trình mới nhất của Human Rights Watch nhưng trong quá khứ, Hà Nội từng nói nhận định của tổ chức này là ‘sai lạc’ và ‘có ác ý’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét