Trang

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến: Vi phạm nhân quyền ở VN ‘khủng khiếp và trắng trợn’

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến gặp mặt các nhà ngoại giao Mỹ và Australia tại nhà riêng.

Một nhà hoạt động ôn hòa bị hành hung đẫm máu tại Hà Nội kêu gọi cộng đồng quốc tế tận dụng các cuộc thương lượng do Mỹ dẫn đầu về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để mạnh mẽ thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Anh Nguyễn Chí Tuyến, nhà hoạt động được nhiều người biết đến qua các cuộc tuần hành chống Trung Quốc và bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, bị những kẻ lạ mặt mà anh nghi là do công an hậu thuẫn vô cớ hành hung hôm 11/5 gần tư gia ở quận Long Biên, Hà Nội. 
Hình ảnh được phổ biến trên các trang mạng xã hội cho thấy anh Tuyến bê bết máu sau vụ tấn công đã gây phẫn nộ công luận trong và ngoài nước và khiến dư luận quốc tế một lần nữa chú ý đến tình hình nhân quyền bị nhiều chỉ trích của Hà Nội.
Dân biểu Alan Lowenthal, thành viên của phái đoàn Quốc hội Mỹ vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam,  hôm 13/5 đã gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ quan ngại sâu sắc và yêu cầu có biện pháp chấm dứt ngay việc sử dụng bạo lực đẫm máu chống lại những tiếng nói phản biện ôn hòa và các nhà hoạt động cổ súy dân chủ-nhân quyền.
Đại diện các cơ quan ngoại giao Mỹ và Australia hôm nay 15/5 đã tới tư gia động viên, thăm hỏi anh Tuyến sau cuộc viếng thăm vài ngày trước của tham tán chính trị Đức tại Hà Nội.
Nhiều người ủng hộ hôm qua đã xuống đường cầm biểu ngữ phản đối việc nhà cầm quyền Hà Nội làm ngơ hoặc tiếp tay cho các hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng nhắm vào giới vận động nhân quyền.
Bất chấp sự lên tiếng, quan tâm của công luận trong và ngoài nước, giới hữu trách tới nay chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc xảy ra chỉ hai ngày sau khi đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ kết thúc tại Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ sau khi tiếp xúc với đại diện sứ quán Mỹ và Australia tại Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói vụ hành hung anh và sự phản ứng hời hợt của nhà cầm quyền là một bằng chứng thêm nữa làm nổi rõ tình trạng vi phạm nhân quyền ‘trắng trợn’ và ‘khủng khiếp’ tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng vụ việc sẽ giúp mang lại áp lực cụ thể hơn nữa từ cộng đồng quốc tế giữa lúc Hà Nội đang tìm cách bước vào sân chơi bình đẳng của thế giới.
“Rất nhiều anh chị đấu tranh, bà con dân oan ra thăm tôi. Ngoài ra có cả các cơ quan ngoại giao nước ngoài như Đức, Mỹ, và Australia đến thăm hỏi động viên. Về phía chính quyền, chưa có một động thái nào từ các cấp dù nhỏ nhất, chưa thấy một người nào hỏi thăm tình hình như thế nào cả. Tôi khá thất vọng với cách hành xử của giới hữu trách các cấp ở Việt Nam. Với vụ việc nghiêm trọng xảy ra như thế, các nước khác họ lại quan tâm đến mình hơn so với nước sở tại mà mình đang là công dân. Vụ việc của tôi xảy ra ngay tại thủ đô mà không có sự quan tâm nào của chính quyền từ cấp thấp đến cấp cao thì cũng hơi buồn cho dân tộc mình, cho cái chính quyền hiện tại bây giờ.”
 “Việc họ hành xử bạo lực hoặc để xảy ra chuyện hành xử bạo lực trong một quá trình rất dài phản ánh tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam rất là khủng khiếp và trắng trợn. Họ bất chấp tất cả. Các nước cần phải lên tiếng yêu cầu Việt Nam thực hiện đúng những gì họ đã tham gia ký kết.”
“Tôi cảm ơn tình cảm mọi người dành cho tôi. Tôi cũng mong chính thể Việt Nam biết lắng nghe những tiếng nói của dư luận xã hội để ứng xử văn minh hơn, nhân bản hơn, bớt những cái vô luật pháp, vô nhân tính như họ đang hành xử.”
“Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi cũng ủng hộ chuyện Việt Nam được vào TPP nhưng với điều kiện là chính thể Việt Nam phải chấp nhận những quy định chung của TPP về nhân quyền, về việc thành lập hội đoàn độc lập, về quyền dân sự của người dân. Và nếu Việt Nam vào được, các nước phải làm sao giám sát được việc thực hiện những cam kết đó.”
Bấm vào nghe toàn bộ tường trình và phỏng vấn với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến
Trong bài bình luận đăng trên trang mạng chính trị hàng đầu của Mỹ, The Hill, hôm 13/5 dân biểu Chris Smith thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói không thể chấp nhận để Việt Nam vào TPP vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Ông Smith dẫn chứng rằng trong các đối tác của Hiệp định TPP hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất bị xem là vi phạm tồi tệ nhất quyền tự do internet, là quốc gia duy nhất không cho mở công đoàn độc lập và cấm các tổ chức tôn giáo độc lập, cũng như thường xuyên bỏ tù và tra tấn những người bất đồng quan điểm với nhà nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét