Trang

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Gần một nửa số người cao tuổi ở VN không có lương hưu và trợ cấp

Gần một nửa người cao tuổi (trên 60 tuổi) hiện nay không có lương hưu và không nhận được bất kỳ một khoản trợ cấp nào. Họ vẫn phải làm việc hoặc sống phụ thuộc vào con cái. Vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam sắp bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, các chính sách, đề án đảm bảo tài chính cho người cao tuổi là hết sức cần thiết.
Khám chữa bệnh cho người cao tuổi. (Ảnh: TTXVN)
Đây là một trong những nội dung đáng chú y s tại hội thảo “An ninh tài chính cho phụ nữ cao tuổi” do Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và quỹ Tsao Singapore tổ chức ngày 19/5 tại Hà Nội.

Theo số liệu thống kê, năm 2014, cả nước có hơn 9,5 triệu người cao tuổi tên 60 tuổi. Tuy nhiên, độ bao phủ của các chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi hiện nay chưa được phủ kín. 

Chỉ có khoảng 1,4 triệu người cao tuổi nhận trợ cấp người có công hàng tháng, 1,4 triệu người nhận trợ cấp xã hội cho người cao tuổi trên 80 tuổi (mức sàn 180.000 đồng/tháng), hơn 95.000 người nhận trợ cấp xã hội và hơn 2 triệu người có lương hưu. Hiện nay, vẫn còn có gần 4,6 triệu người cao tuổi không được hưởng các chính sách an sinh xã hội. 

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Quỳnh, chuyên gia của UNFPA cho biết, theo khảo sát của UNFPA, nhiều người cao tuổi trên 60 tuổi vẫn tham gia lao động, có tới 35% phụ nữ, 45% nam giới là người cao tuổi vẫn làm việc, chủ yếu là tự sản xuất kinh doanh hoặc làm việc nhà không được trả công. Nam làm việc khoảng 35 tiếng/tuần và nữ làm việc 32 tiếng/tuần, tuy nhiên thu nhập vẫn không đủ cho chi tiêu. 

Đánh giá về những khó khăn tài chính hiện nay của người cao tuổi, bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức HelpAge International Việt Nam nhấn mạnh, trong thị trường lao động, lao động nữ làm việc ở khu vực không chính thức nhiều hơn nam giới, lương tháng bình quân của phụ nữ cũng thấp hơn nam, dẫn đến lương hưu cũng thấp hơn và rất ít phụ nữ cao tuổi có lương hưu (chỉ 19%). Vì vậy, khi về già, nhiều phụ nữ cao tuổi gặp khó khăn trong cuộc sống. 

Hiện nay, một số mô hình nhằm tăng cường tài chính cho phụ nữ cao tuổi, người cao tuổi đã được triển khai có hiệu quả và đang được nhân rộng như: Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, chương tình tín dụng của hội phụ nữ cho phụ nữ cao tuổi vay vốn, mô hình chăm sóc và phát huy khả năng của người cao tuổi dựa vào cộng đồng… 

Các chuyên gia cho rằng, trong các chính sách, chương trình cho vay vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm… vẫn còn rào cản về tuổi tác khiến nhiều người cao tuổi không nhận được sự hỗ trợ. Các chuyên gia kiến nghị cần phải khảo sát những số liệu về tài chính, khả năng lao động… của người cao tuổi để làm bằng chứng cho việc vận động mở rộng chính sách. Các chính sách cần phải hướng tới mở rộng độ bao phủ của hưu trí, đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét