Trang

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

'Cá yêu nước’ bắt ở biển Đông đắt khách ở Trung Quốc

Các loại cá và cầu gai biển mang bán được nuôi trồng tại bãi đá Mischief mà Việt Nam gọi là Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông.

Người dân thành phố Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, mới đây đã đổ xô tới mua các loại hải sản được cựu quan chức nước này quảng bá là “cá yêu nước”, đánh bắt tại biển Đông.
Theo báo chí nước này, gần 4 tấn hải sản đông lạnh đã bán hết sạch trong vòng hai giờ đồng hồ.

Các loại cá và cầu gai biển mang bán được nuôi trồng tại bãi đá Mischief mà Việt Nam gọi là Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Hiện đây là nơi tranh chấp giữa các bên như Philippines, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Bắc Kinh đã chiếm nơi này từ năm 1994, và hành động đó từng gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị với Manila.
Theo một giới chức Trung Quốc, việc nuôi trồng thủy sản tại nơi tranh chấp vừa kể từ năm 2007, với sự tham gia của hơn 10 ngư dân, cũng giống như việc “bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
Năm ngoái, sau khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh, các nước tranh chấp với Trung Quốc trên biển đông đã bày tỏ quan ngại về chuyện Bắc Kinh đang củng cố sự hiện diện của mình trên biển Đông bằng cách bồi đắp, gia cố và mở rộng các bãi đá để xây dựng điều các nhà quan sát cho là các cơ sở quân sự.
Cho dù Việt Nam, Philippines và thậm chí cả Mỹ thể hiện quan ngại, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động bồi đắp, lấn biển.
Trong một diễn biến khác, hôm 23/2, Trung Quốc thông báo đã hoàn tất việc đánh giá nguồn thủy sản tại một số nơi ở biển Đông sau hai năm tiến hành.
Theo kết quả nghiên cứu, khu vực quanh đảo Tam Sa có trữ lượng thủy hải sản khoảng 1.8 triệu tấn, và hơn 20 loài trong số đó là loại quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Còn tại các vùng nước xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có trữ lượng hải sản khoảng 73 tới 172 triệu tấn.
Ngoài ra, mới đây, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ mạnh tay với các du khách nước này tới thăm quần đảo tranh chấp ở Hoàng Sa sau khi một số người đã đăng tải lên mạng các ‘chiến lợi phẩm’ bắt được, trong đó có nhiều loại nằm trong “sách đỏ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét