Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Thận trọng khi leo lên máy bay Việt Nam !!!

Kiểm soát viên lơ là, hai máy bay Việt Nam suýt đâm vào nhau

Trong lúc làm việc, hai kiểm soát viên không lưu lơ là, không thực hiện đúng quy trình dẫn đến hai tàu bay của suýt xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Theo thông tin ban đầu, vào ngày 19/12/2014, hai kiểm soát viên không lưu là Nguyễn Hoàng Tin (30 tuổi, trực điều hành) và Phạm Ngọc Lâm (47 tuổi, trực hiệp đồng) đã suýt để xảy ra tai nạn giữa hai tàu bay là Vietnam Airlines và Cathay Pacific Cargo (Hong Kong) tại Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR) do không thực hiện đúng quy trình. 
Mô tả ảnh.
Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines
Quá trình điều tra, ngày 12/1, hai kiểm soát viên không lưu đã bị Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam xử phạt là 7,5 triệu/người theo Nghị định 147/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Tuy nhiên, trước vụ việc trên Cục Hàng không Việt Nam không áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau sự cố đối với 2 kiểm soát viên không lưu Phạm Ngọc Lâm và Nguyễn Hoàng Tin.

theo PNOL

Nhân viên sân bay Nội Bài moi kiện hàng, trộm 16 điện thoại Samsung

Trong ca trực của mình, Trần Hữu Đức làm việc tại sân bay quốc tế Nội Bài đã moi kiện hàng của Samsung, "rút ruột" trộm 16 điện thoại mới tinh.

Ngày 16-1, tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện một nhân viên ở sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) moi kiện hàng gửi để lấy trộm 16 điện thoại Samsung mới tinh.
Theo đó, vào chiều ngày 11-1, công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt quả tang Trần Hữu Đức (SN 1993, quê Đô Lương, Nghệ An) đang bán 16 chiếc điện thoại di động Samsung tại một cửa hàng điện thoại. Số hàng này là điện thoại mới, đóng nguyên hộp của nhà sản xuất Samsung, được khai nhận là moi trộm từ một kiện hàng trong kho hàng hóa của Samsung ở sân bay quốc tế Nội Bài.
Nhân viên sân bay Nội Bài moi kiện hàng, trộm 16 điện thoại Samsung. Ảnh minh họa
Nhân viên sân bay Nội Bài moi kiện hàng, trộm 16 điện thoại Samsung. Ảnh minh họa
Trần Hữu Đức là nhân viên bốc xếp của Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS), được phân công ca trực ngày 11-1. Khoảng 1-2 giờ sáng, Trần Hữu Đức thực hiện bốc xếp hàng hóa lên một chuyến bay từ Hà Nội đi nước ngoài, quá cảnh ở TP HCM.
Trong số đó có hàng hóa là điện thoại di động của Samsung sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam rồi chuyển đi TP.HCM để xuất khẩu ra nước ngoài. Lợi dụng vị trí công tác, Đức đã moi được và lấy trộm 16 điện thoại, khi đưa đi tiêu thụ thì bị bắt.
Cùng ngày 11-1, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đào Văn Chương, người vừa được Bộ Công an điều chuyển sang phụ trách an ninhHàng không theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, đã đi kiểm tra, giám sát an ninh tại hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Khi NTCS báo cáo quy trình kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp rất chặt chẽ, Phó Cục trưởng Đào Văn Chương nhận định trong thực tế vẫn còn xảy ra những vụ việc mất cắp như đã nêu trên chứng tỏ quy trình này chắc chắn vẫn còn góc khuất, cần phải rà soát lại để chấn chỉnh. Trong 2 năm 2013 – 2014, Cục Hàng không Việt Nam được báo cáo tổng cộng 12 vụ việc hành khách, doanh nghiệp mất cắp khi đi máy bay.
Đại diện các hãng hàng không cho biết vấn nạn mất cắp hàng hóa, vật dụng trong hành lý ký gửi của hành khách trên các chuyến bay xảy ra khá nhiều, làm mất uy tín của ngành hàng không. Hành khách thường đổ lỗi cho nhân viên hãng hàng không ăn cắp, đổ lỗi cho hãng hàng không thiếu trách nhiệm nhưng phần lớn các vụ việc được phát hiện đều xảy ra trong quá trình bốc xếp của nhân viên phục vụ mặt đất (thuộc một công ty con của hãng hàng không hoặc một doanh nghiệp do hãng thuê lại).
Quy trình bốc xếp hàng hóa từ kho hàng hoặc đảo hành lý ra máy bay được chuyển qua nhiều khâu và quãng đường khá dài, trong đó có những công đoạn không thể có camera giám sát nên mặc dù quy định nhân viên bốc xếp không được mặc quần áo có túi, không đem theo vật dụng khác trong ca trực để hạn chế chỗ giấu đồ nhưng trong thực tế vẫn có những nhân viên cấu kết với nhau thành đường dây chuyển hàng hóa ra ngoài.
Thông thường, nhân viên được trực tiếp bốc xếp, vận chuyển hàng hóa sẽ tranh thủ moi những thứ có thể lấy được ngay ở trong kho hoặc ở cửa hầm hàng trên máy bay. Sau đó chuyển cho người làm việc trong công đoạn tra nạp xăng dầu, kiểm tra kỹ thuật, cung cấp thức ăn… để đưa ra ngoài tiêu thụ.
Trên đường đi của các loại xe công vụ trong sân bay, lực lượng an ninh còn có các chốt kiểm tra nhưng không phải trường hợp nào cũng phát hiện được hàng ăn cắp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét