Trang

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Thư gởi Ngài Franz Jessen, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, thỉnh cầu can thiệp vào Trường hợp Tử tù Hồ Duy Hải

Ngày 25 tháng 12 năm 2014,

Kính thưa Ngài Đại Sứ,

Ngày 13/01/2008, hai nữ nhân viên làm việc tại Bưu Điện tỉnh Long An bị giết tại sở làm. Không rõ thủ phạm. Ngày 21/03/2008, Hồ Duy Hải 23 tuổi bị bắt. Toà Long An tuyên án tử hình, ngày thụ án là 05/12/2014.

Vì vụ án còn nhiều nghi vấn và thủ tục tố tụng mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng nên gặp sự chống đối mạnh mẽ của dư luận, trong có chúng tôi. Trong phần tiếp theo của lá thơ này, Hồ Duy Hải xin được viết tắt là HDH.

Chúng tôi, một nhóm người yêu chuộng hòa bình và công lý, trân trọng ủng hộ nhũng can thiệp kịp thời sau:

Chúng tôi triệt để ủng hộ quyết định ngày 04/12/2014 của Chủ Tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang hoãn thi hành án tử hình Hồ Duy Hải trong 30 ngày và báo cáo nội vụ cho văn phòng Chủ Tịch trước ngày 04 tháng Một năm 2015. Sự tạm hoãn này may mắn đã khít khao đến kịp vào 11 giờ sáng ngày 04/12/2014, một tiếng đồng hồ trước khi HDH bị chích thuốc độc chết. Xin nhấn mạnh, sự tạm hoãn này chỉ 30 ngày, khi chúng tôi soạn thơ này, tính mạng HDH chỉ tính đến ngày 04 tháng Một năm 2015.

Chúng tôi triệt để ủng hộ thông điệp ngày 5/12/2014 của đại sứ Franz Jessen, Trưởng Phái Đoàn Liên Minh Âu Châu. Đại sứ Jessen đã “hoan nghênh sự tạm hoãn thi hành án tử hình Hồ Duy Hải”. Đồng thời “kêu gọi đinh chỉ thi hành án tử hình này, và thiết lập cơ chế không áp dụng việc thi hành mọi án tử hình ở Việt Nam”

Điều 11 Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên minh thị qui định “Tất Cả Mọi Người Đều Được Coi Là Vô Tội Cho Đến Khi Chứng Minh Là Có Tội - We’re Always Innocent Till Proven Guilty”. Tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), nhân hội nghị thứ 25 Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách thành viên đã “khẳng định đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Chính sách này xuất phát từ truyền thống văn hóa và lịch sử, từ nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam và phù hợp với những giá trị chung của nhân loại”.

Tuy nhiên, trong suốt 7 năm qua, tòa án Long An xét xử Hồ Duy Hải có nhiều hà tì nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng. Xin nêu vài điểm chính:
- Luật sư thứ nhất, ông Võ Thành Quyết, gia đình Hồ Duy Hải nhờ bênh vực, sau đó lại chuyển thành luật sư do... toà chỉ định, được tham gia lấy lời khai, hỏi cung, nhận dạng.
- Luật sư thứ hai, ông Nguyễn Văn Đạt, gia đình Hồ Duy Hải nhờ bênh vực, đã nêu ra 43 điều vi phạm thủ tục trong xét cử HDH. Tại phiên sơ thẩm, luật sư Nguyễn Văn Đạt bị cấm tiếp xúc với HDH tại phiên tòa, không được tòa Long An thông báo ngày xử HDH, lý đoán của luật sư Nguyễn Văn Đạt cũng không được cứu xét.

Căn cứ trên bản tin của báo chí và blog của luật sư thứ ba, luật sư Trần Hồng Phong, đồng thời cũng là luật sư do gia đình Hồ Duy Hải nhờ bênh vực, hiện thụ lý hồ sơ suốt 5 năm qua, chúng tôi rút ra nhận xét:
- HDH bị bắt ngày 21/03/2008, mười tuần lễ sau án mạng, vì cá độ thể thao, không liên quan tới vụ án trên.
- HDH có yếu tố alibi (không có mặt tại hiện trường). Yếu tố alibi này không được tòa Long An chấp nhận.
- Theo bản giám định 158/KL-PC21 ng1y 11-04-2008, thì “các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên bản chỉ của HDH”
- Dấu máu đã khô không phải là máu của HDH
- Hiện trường không hề có tang vật giết người. Hung khí thứ nhất là “cái thớt” được mua ngoài chợ ngày 24/06/2008 theo lời yêu cầu của công an. Hung khí thứ hai là “con dao” do công an đích thân đi mua từ chợ. Tuy nhiên, “dao và thớt” này được Toà chấp nhận như “vũ khí giết người”
- Một thanh niên được nhân chứng mô tả có mặt tại hiện trường, nhưng các nhân chứng không thể nhận dạng HDH là thanh niên đó.
- HDH liên tiếp khẳng định “Vô Tội” trước toà và với gia đình.

Ngày 17/12/2014, đài Radio France International trụ sở tại Paris, Pháp, trong mục “Hành trình đòi công lý cho các tử tội bị hàm oan” loan tin về hai vụ án oan: vụ Hồ Duy Hải và vụ Nguyễn Văn Chưởng. Trong vụ Nguyễn Văn Chưởng, một sĩ quan công an bị giết chết ngày 14/07/2007 ở Hải Phòng. Nguyễn Văn Chưởng bị bắt và khép án tử hình dù có bằng chứng không có mặt tại hiện trường. Án sẽ thi hành cuối tháng 12/2014 dù gia đình NVChưởng trong suốt 7 năm qua đã liên tục kêu oan. Đài RFI tường thuật...”Theo gia đình, anh Chưởng có bằng chứng ngoại phạm lúc vụ án xảy ra, mà tòa án các cấp lại kết án tử hình ? Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết các nhân chứng bị đe dọa, đánh đập, lời khai trong hồ sơ bị thay đổi tùy tiện. Trước nỗi oan ức này, người cha tử tù đã viết lá thư bằng máu gởi đến các cấp lãnh đạo để kêu đòi công lý”. Lá thơ máu này không hề nhận được phản hồi.

Dựa trên những sự kiện trên, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi sự trợ giúp của quí ngài xem xét vụ Hồ Duy Hải . Án này phải được điều tra trung thực và tái xét xử. HDH được quyền kháng án lên toà án cấp cao hơn. Hơn thế nữa, cần có hiện diện của nhà báo cùng luật sư và gia đình HDH.

Trong khi chờ đợi tới ngày 04/01/2015, khẩn thiết xin quí ngài cùng chúng tôi yêu cầu
Hồ Duy Hải phải được đối xử như một người vô tội.
Hồ Duy Hải không thể bị đe doạ hay tra tấn
Luật sư đang thụ lý bênh vực Hồ Duy Hải không bị hăm doạ,
Hồ Duy Hải được hưởng quyền căn bản là gặp gỡ gia đình, luật sư, và được đối xử như một người đầy phẩm giá.

Vì Hồ Duy Hải không phải là trường hợp duy nhất bị xét xử oan uổng, sự thâm cứu của qúi ngài sẽ không chỉ cứu một mình HDH, Nguyễn Văn Chưởng, mà có thể cứu những “phạm nhân” vô tội khác, bị hành quyết mà không hề được xét xử công minh.

Sự quan tâm tức thời của quí ngài gửi ra một thông điệp mà sức nặng mở đầu bước tiến quan trọng trong gìn giữ công lý và bảo vệ phẩm giá và mạng sống ở Việt Nam.

Chúng tôi đồng cảm ơn và trân trọng kính chào,

Trần Thi Vĩnh Tường, California, USA
Nguyễn Hoàng Ánh, Ha Noi, Vietnam
Tran Van Hung, Saigon, Vietnam
Vo Van Thuong, Long An, Vietnam
Nguyen Hoang Linh, Budapest, Hungary

Nguyen Thuong Viet, Germany
Đo Anh, Melbourne, Australia
Tran Bao Ngoc, New York, USA
Trinh Duong Lieu, Toronto, Canada
Ann Quynh, Fountain Valley, USA

Hoàng Tường, Houston, USA
Nguyen Cuong, Praha, Czech
Nghĩa Bùi, Texas, USA
Nguyen Minh Nam, Paris, France
Nguyen Thi Ngoc Anh, Lyon, France
Ha-duong Tuong, Paris, France

Lê Hải Vân, Hyogo, Japan
Mạc Việt Hồng, Warsaw, Poland
Lữ thị Tường Uyên, Assen, Netherlands
Bùi Việt Hoa, Helsinki, Finland
Hoàng Việt, Ho Chi Minh City, Viet nam

Tạ Kim Tuyến, Sydney, Australia
Nguyễn Sỹ Tuyên, Kiev, Ukraine
Lê Anh Tuấn, New York, USA
Nguyễn Đức Hiệp, New South Wales, Australia
Nguyen Ngoc, France

Đỗ Đăng Giu, France.
Hà Dương Tuấn, France
Phạm Xuân Yêm, Paris, France
Nguyễn Thị Từ Huy, Paris, France
Chu Hảo, Hà Nội, Việt Nam
Tuệ Nguyễn, Saigon, Việt Nam

*** **** ***
Attachment:
a. Demand from the State President of Vietnam “to postpone Hồ Duy Hải execution”
http://www.tienphong.vn/…/chu-tich-nuoc-yeu-cau-bao-cao-vu-…
b. English and Vietnamese version letters from the Head of Europe Union, Ambassador Franz Jessen, in Ha Noi, Vietnam.
http://eeas.europa.eu/…/d…/press_corner/2014/20141205_en.pdf
http://eeas.europa.eu/…/d…/press_corner/2014/20141205_vi.pdf
c. Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh confirmed Human Right will be guaranteed in VN,
http://www.ubvk.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/chinh-tri
d. Three typical Vietnamese newspaper articles that published the story
http://dannews.info/…/vu-an-ho-duy-hai-loat-cau-hoi-nghi-v…/
http://www.doisongphapluat.com/…/luat-su-quyet-duoc-chi-din…
http://www.doisongphapluat.com/…/luat-su-quyet-duoc-chi-din…
e. Radio France Internationale broadcast 17 December, 2014
http://vi.rfi.fr/…/20141217-hanh-trinh-doi-cong-ly-cho-cac…/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét