Trang

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Thủ tướng nước Vanuatu, thiên đường rửa tiền, đến Việt Nam làm gì?- Phạm Khánh Chương -

Phạm Khánh Chương
Việc VN tăng cường quan hệ với nước ngoài không có gì đáng bàn, tuy nhiên sự đón tiếp long trọng đặc biệt dành cho Thủ tướng của một quốc gia Thái Bình Dương nhỏ bé, cô lập, ít ai để ý nhưng lại là một quốc gia có tiếng trên thế giới là thiên đường thuế (tax haven) của những tay xã hội đen rửa tiền và trốn thuế khiến cho người ta đặt dấu hỏi.
Ngày 5/10/2014, trang thông tin điện tử của ĐCSVN đăng một tin ngắn: “Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Vanuatu (Va-nu-a-tu) Joe Natuman (Giô-e Na-tu-man) và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-9/10/2014.”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Vanuatu.
Theo bài báo, mục đích của chuyến viếng thăm là để “thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng và trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.”
Dĩ nhiên bài viết này không nhằm lên án, hay tố cáo Vanuata là nơi rửa tiền hay trốn thuế, hay chỉ trích cách thức nhà nước CSVN đón tiếp đặc biệt long trọng Thủ Tướng Joe Natuman, mà chỉ đặt ra những giả thuyết về lý do cho sự trọng vọng đặc biệt của nhà nước CSVN dành cho cuộc viếng thăm này.
Thiên đường thuế (tax haven) có thể định nghĩa khái quát như sau: đó là nơi có một hệ thống pháp lý với những quy định được lập ra để bảo vệ sự bí mật nhằm che dấu danh tính cũng như hoạt động của những người sử dụng nó (thường là người nước ngoài – như VN trong trường hợp này). Đó cũng là nơi mà người ta có thể di chuyển một số lượng tiền (mặt) rất lớn mà không sợ ai để ý hay đặt câu hỏi.
Vì thế, những nơi đó được gọi là thiên đường của những người muốn rửa tiền (XH đen) hay trốn thuế. Và Vanuatu là một trong những nơi đó.
Trở lại với Vanuatu, Vanuatu là một quốc gia quần đảo nhỏ, cô lập ở Thái Bình Dương với nền kinh tế bình thường, tuy nhiên, một trong những điểm quan trọng của nền kinh tế Vanuatu là sự hoạt động của hệ thống ngân hàng/tài chính nước ngoài (offshore banks/financial centres).
Hệ thống pháp lý của Vanuatu cho phép các hệ thống tài chính này bảo vệ tuyệt đối những thông tin bí mật của khách hàng và không tiết lộ bất kỳ thông tin tài khoản của khách hàng cho bất kỳ chính phủ hoặc các cơ quan thực thi pháp luật (của nước khác), bất chấp họ có nhiều bằng chứng (về tội trốn thuế hay rửa tiền) của người khách hàng.
Vanuatu còn bị nghi ngờ là nơi nổi tiếng được sử dụng như một nơi chuyển tiền quốc tế của những giao dịch bất hợp pháp trên thế giới, mặc dù Vanuatu phản đối những cáo buộc đó.
Tuy nhiên, từ năm 2008 dưới áp lực quốc tế, chủ yếu từ Úc và sau đó của OECD, chính phủ Vanuatu bắt đầu tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế để cải thiện tính minh bạch. Và dù Vanuatu sẵn sàng ký những hiệp ước minh bạch nhưng người ta vẫn nghi ngờ tính khả thi của nó.
Trong tình hình kinh tế và chính trị không có lối thoát hiện nay của VN, nhất là khủng hoảng về kinh tế, tài chính trầm trọng, ngân sách cạn kiệt, việc đón tiếp Thủ tướng Vanuatu của Nguyễn Tấn Dũng có thể có ba giả thuyết sau đây:
1) Đảng CS và nhà nước VN muốn sử dụng Vanuatu như một trạm trung chuyển để chuyển ngoại tệ trong nước ra nước ngoài như Trung Cộng sử dụng Samoa (cũng là một quốc đảo tại Thái Bình Dương, thiên đường rửa tiền) làm nơi trung chuyển cho những đầu tư lớn (bí mật) của nó tại nước ngoài.
2) Đảng CS và nhà nước VN muốn sử dụng Vanuatu như là nơi lưu trữ ngoại tệ (và trốn thuế) từ những cơ sở kinh tài hợp pháp và bất hợp pháp của đảng tại hải ngoại.
3) Do không còn khả năng vay mượn những khoản tín dụng lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đảng CS và nhà nước VN đành phải vay từ các tổ chức tài chính tại đó với tiền lời rất cao (loan shark) để chửa cháy nền kinh tế trong nước và để đổi lại, đảng và nhà nước CSVN giúp phương tiện cho họ rửa tiền tại VN.
Dĩ nhiên, tất cả ba điều trên đều rất có lợi cho chính phủ Vanuatu, đảng CS và nhà nước VN nhưng lại tổn hại rất lớn cho nhân dân VN.
Câu hỏi được đặt ra, tại sao đảng và nhà nước VN không âm thầm cử người sang giao dịch mà phải mời Thủ tướng Vanuatu sang đây để rồi chi phí rất lớn trong việc đón tiếp và đồng thời làm cho mọi người chú ý?
Câu trả lời có thể là, qua vụ vở nợ của Vinashine vừa qua và khối nợ nước ngoài khổng lồ của VN hiện nay, không ai còn tin bất cứ cá nhân nào tuyên bố đại diện cho nhà nước VN trong vấn đề giao dịch tín dụng mà phải do chính nhà nước đó đứng ra giao dịch. Việc đón tiếp long trọng (nhưng chỉ âm thầm trong một mẩu tin nhỏ và một đoạn phóng sự ngắn trên VTV) có thể đã nói lên điều đó.
Nếu những giả thuyết trên là sự thật, thì đây là dấu hiệu tháo chạy hoặc đường cùng của đảng cộng sản VN.

Tham Khảo:

1) “Thủ Tướng Vanuatu thăm chính thức Việt Nam”
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340688&cn_id=678475
4) “Drugs, arms, racketeering: the dark side of Vanuatu’s tax haven”
http://vanuatudaily.wordpress.com/2013/02/10/drugs-arms-racketeering-the-dark-side-of-vanuatus-tax-haven/
5) “Pacific Islands shine light on larger tax-haven fight”
http://theconversation.com/pacific-islands-shine-light-on-larger-tax-haven-fight-15509
7) Clip về sự đón tiếp có thể xem tại đây:
http://vtv.vn/video/thoi-su-19h-06102014-50412.htm
Phạm Khánh Chương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét