Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

BỎ ĐẢNG về với Dân: Sẽ cạn tiền để chi lương hưu!

(NLĐO) - Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, Quỹ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt năm 2034 nếu không có thay đổi kịp thời về mặt chính sách

Ngày 22-8, tại Hà Nội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH công bố báo cáo “Dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và các khuyến nghị pháp lý”.
Báo cáo đưa ra dự báo khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội hiện tại và phân tích những thay đổi chính sách có thể nâng cao tính bền vững của quỹ.  Đây là một việc hết sức cấp thiết trong bối cảnh những thay đổi lớn về cơ cấu dân số ở Việt Nam, tỷ lệ người lao động có bảo hiểm thấp và thực thi luật còn hạn chế. Cùng với đó, báo cáo này cũng sẽ phần nào hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách Luật BHXH, dự kiến được Quốc hội thông qua trong năm tới.

Làm thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM. Ảnh: Trường Hoàng
Các số liệu đáng chú ý tại báo cáo trên, cho biết mặc dù nguồn thu BHXH bắt buộc tăng từ 6,3 nghìn tỉ đồng năm 2001 lên 89,6 nghìn tỉ đồng năm 2012 nhưng chỉ 47% tổng số doanh nghiệp đóng BHXH(trong năm 2010). Đặc biệt, hiện chỉ 20% lực lượng lao động có tham gia BHXH, dù pháp luật hiện hành quy định người lao động ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên đều được tham gia quỹ này.
Dựa trên các phân tích, nhất là trước xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh (năm 2012, nhóm người trên 60 tuổi chiếm hơn 10% tổng dân số, sớm hơn 5 năm so với dự kiến) và số lượng thanh niên trong độ tuổi lao động giảm đi, ILO khuyến cáo nguồn chi lương hưu sẽ không còn do quỹ BHXH cạn kiện. Cụ thể, quỹ BHXH có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt năm 2034.
 Để đảm báo tính bền vững của quỹ BHXH, ILO khuyến cáo Việt Nam nên tiến tới nâng độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ giới lên 65, trên cơ sở những tiến bộ trong việc nâng cao tuổi thọ trung bình và giảm tỉ lệ giữa số người lao động và số người nhận lương hưu.
 Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng những thay đổi trong chính sách nhằm kéo dài tính chi trả bền vững của quỹ phải được thực hiện đồng thời với việc đảm bảo sự công bằng giữa khối công nhân viên chức nhà nước và người lao động trong khối tư nhân. Việt Nam cũng cần tăng độ bao phủ của chương trình bảo hiểm hưu trí và  phát triển các chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Ông Sziraczki cũng khuyến nghị việc cải tổ quỹ BHXH cần hướng mục tiêu bảo vệ được người lao động khi về hưu bằng cách  bảo đảm cả người sử dụng lao động và người lao động đóng bảo hiểm xã hội dựa trên tổng thu nhập, thay vì lương cơ bản, theo quy định của Bộ Luật Lao động sửa đổi.

Duy Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét