Trang

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Cố vấn Thủ tướng Nhật: Nếu xung đột Senkaku nổ ra,Nhật sẽ đánh bại TQ

Máy bay Hải giám B-3837 của Trung Quốc vừa xâm nhập không phận đảo Senkaku, bị 8 máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản truy đuổi.
Tờ “Thời báo Tài chính” Anh vừa đăng bài viết “Nhìn lại lịch sử quan hệ 4 nước Đông Á” cho rằng, trong một khoảng thời gian không dài, 3 nước lớn ở Đông Bắc Á đã lần lượt bầu ra các nhà lãnh đạo mới. Tháng 11/2012, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo, ông Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư. Trong khi đó, ông Shinzo Abe, lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản cũng vừa giành được cơ hội lên làm Thủ tướng lần hai ở Nhật Bản.
Vào thứ tư tuần qua, Hàn Quốc cũng đã bầu ra nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, bà Park Geun-hye. Nếu tính cả ông Kim Jong-ul lên nắm quyền ở CHDCND Triều Tiên vào năm 2011 nữa, thì khu vực có tình hình căng thẳng nhất trên thế giới này có tổng cộng 4 nhà lãnh đạo mới lên cầm quyền.
Ông Shinzo Abe là cháu ngoại của Kishi Nobusuke, một thành viên nội các thời Thế chiến II. Kishi Nobusuke từng trợ giúp thống trị nước Mãn Châu dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Đây là một cuộc đấu tranh gia tộc mạnh mẽ, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước.
Ông Shinzo Abe: "Không có chỗ cho đàm phán" vấn đề đảo Senkaku.
Bà Park Geun-hye cũng có những dấu ấn lịch sử sâu sắc. Bà là con gái của cựu lãnh đạo Park Chung-hee, Hàn Quốc. Năm 1961, Park Chung-hee đã thông qua chính biến để lên cầm quyền, năm 1979 bị ám sát.

Trong nhiệm kỳ của ông, kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ. Ứng cử viên Tổng thống phái tự do, ông Moon Jae-in, là con của một người dân tị nạn Triều Tiên, đã bị Park Chung-hee đánh bại. Thời sinh viên, Moon Jae-in là một nhân sĩ dân chủ, từng bị chính quyền Park Chung-hee giam cầm.
Quan hệ song phương giữa 4 nước này đầy rẫy hận thù, ít nhất có thể nói là đầy biến số. Trong đó, cần phải theo dõi chặt chẽ 3 mối quan hệ.
Thứ nhất là quan hệ giữa hai miền Triều Tiên. Trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Lee Myung-bak, người sắp từ nhiệm, quan hệ CHDCND Triều Tiên-Hàn Quốc xấu đi nghiêm trọng. Sự tương phản với chính sách “ánh dương” do một số người tiền nhiệm thúc đẩy là, Lee Myung-bak thực hiện đường lối cứng rắn với CHDCND Triều Tiên.
Sau đó, CHDCND Triều Tiên bị chỉ trích đã bắn chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc, khiến cho 46 thuyền viên bị thiệt mạng, đồng thời đã bắn pháo vào đảo của Hàn Quốc.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vừa sử dụng tên lửa Unha-3 phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo, gây xôn xao dư luận.
CHDCND Triều Tiên cũng đã tiến hành thử hạt nhân lần thứ hai. Dư luận phổ biến cho rằng, đường lối của Lee Myung-bak đã phá sản. Song, thành quả của chính sách ánh dương cũng tương đối có hạn, CHDCND Triều Tiên hoàn toàn không vì vậy mà chấm dứt thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên.
Cho dù như vậy, dự kiến Park Geun-hye vẫn sẽ áp dụng lập trường không cứng nhắc như vậy. Điều có thể tưởng tượng là, bà sẽ sử dụng danh tiếng chủ nghĩa dân chủ của mình để hỗ trợ, thực hiện chính sách linh hoạt hơn, mở ra cục diện như “Nixon thăm Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bất kể là Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy thực hiện chính sách nào, dư luận đều không cho rằng CHDCND Triều Tiên sẽ tạm dừng chương trình hạt nhân của họ.
Mối quan hệ thứ hai có thể gai góc là quan hệ Hàn-Nhật. Khi Lee Myung-bak lên cầm quyền 5 năm trước, đã áp dụng thái độ hòa giải với Nhật Bản. Hai bên đã ký 1 thỏa thuận trao đổi tiền tệ và xem xét xây dựng hiệp định thương mại song phương.
Dưới sự thúc đẩy của Chính phủ Mỹ, hai bên tiến gần đến việc đạt một thỏa thuận chia sẻ tin tức tình báo quân sự. Nhưng sau đó, vấn đề lịch sử đã nổi lên. Lee Myung-bak tin rằng Nhật Bản không có lịch sử thức tỉnh đúng đắn.

Ông đã thăm đảo Dokdo hiện đang do Hàn Quốc kiểm soát, Nhật Bản cũng tuyên bố có chủ quyền đối với hòn đảo này và gọi nó là đảo Takeshima. Lee Myung-bak cho rằng, nếu Thiên hoàng Nhật Bản muốn thăm Hàn Quốc, ông trước tiên phải xin lỗi về chiến tranh.
Đại quân khu Nam kích diễn tập đột kích đảo năm 2012 nhằm gây sức ép quân sự đối với Nhật Bản.
Sau khi Shinzo Abe lên cầm quyền, quan hệ Hàn-Nhật có thể tiếp tục xấu đi. Abe đã bày tỏ nghi ngờ về việc quân Nhật bắt cóc rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nếu ông thúc đẩy thay đổi cách diễn đạt vấn đề này trong Tuyên bố Kono (Kono apology) năm 1993 thì chắc chắn sẽ gây tức giận cho Hàn Quốc. Mỹ hy vọng hai đồng minh lớn của họ ở khu vực này chung sức hợp tác, đặc biệt là trong vấn đề an ninh. Nhưng lần này Mỹ e rằng sẽ thất vọng.
Sự biến đổi liên tục là quan hệ Trung-Nhật. Nguyên nhân gây căng thẳng quan hệ song phương gần nhất là tranh chấp chủ quyền đối với hòn đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư. Theo phía Trung Quốc thì Nhật Bản đã ăn cắp quần đảo này vào thập niên 90 của thế kỷ 19, lẽ ra phải trả cho Trung Quốc sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Còn Nhật Bản cho rằng, quần đảo này là đất không người ở khi họ phát hiện, do đó thuộc sở hữu của Nhật Bản. Trung Quốc muốn lấy quần đảo này làm bước đi để xóa bỏ sự nhục nhã trong lịch sử, phục hưng dân tộc. Về chiến lược, Trung Quốc muốn dựa vào đó để phá vỡ sự phong tỏa của “chuỗi đảo thứ nhất”, như vậy Hải quân Trung Quốc sẽ có thể vươn ra Thái Bình Dương.
Điều đáng quan tâm hơn là vấn đề lịch sử. Shinzo Abe muốn từ bỏ Hiến pháp hòa bình, tăng chi tiêu quân sự. Một cố vấn của ông thậm chí cho biết, nếu hiện nay Nhật Bản đánh một trận trên biển với Trung Quốc, người chiến thắng sẽ là Nhật Bản. Nhiều năm qua, tình hình Đông Bắc Á chưa từng đáng sợ như hiện nay.
Ông Shinzo Abe muốn sửa Hiến pháp để Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường, xây dựng quân đội mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quần đảo Senkaku.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét