Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Kinh Tế VN Gian Nan

Đảng Việt Cộng đại diện cho giai cấp là đây ! (BỊP)
Năm nay dân Việt Nam sẽ có một cái Tết bi quan: lạm phát tăng vọt, từ nông dân tới công nhân đều đủ thứ mối lo để quan ngại.
Trong bối cảnh nhà nước CSVN trấn áp những người viết blog, áp lực từ Trung Quốc lấn biển, lấn đảo vẫn không chậm bước. Một vài điểm lạc quan nơi này, nơi kia vẫn không kéo nổi toàn cảnh kinh tế lên nổi.
Bản tin Reuters hôm 26-9-2012 cho biết, công ty Talisman Energy Inc. của Canada sẽ bắt đầu khoan 2 mỏ dầu Hai Su Trang (Hải Sư Trắng?) và Hai Su Den (Hải Sư Đen?) ngoaì khơi VN trong quý 4 năm nay, với sản lượng dầu thô sẽ xuất xưởng vào giữa năm tới, theo lời Paul Blakeley, Phó Giám Đốc Điều Hành ở Talisman, nói với Reuters bên lề một hội nghị.
Sản lượng mỏ dầu này sẽ tới đỉnh cao là 15,000 thủng barrels/ngày và sản lượng sẽ đưa về trung tâm xuất cảng ở mỏ dầu gần đó có tên là Tê Giác Trắng ở lô 16-1, năm 100 kilômét đông nam Vũng Tàu.
Trong khi đó, bản tin BBC ghi rằng công ty thăm dò dầu khí Soco International Plc (SIA) cho hay có thể sẽ cùng Việt Nam đầu tư vào khu vực vẫn đang tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
BBC dẫn theo tin hãng tin tài chính Bloomberg hôm 22/9 vừa có cuộc phỏng vấn với Tổng giám đốc SIA Ed Story tại Bangkok, trong đó ông Story nói công ty của ông có thể sẽ ký hợp đồng với phía Việt Nam trong năm tới.
Theo thống kê của hãng dầu BP Plc, sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất đang sụt giảm. Sau khi đạt đỉnh điểm 427.000 thùng vào năm 2004, sản lượng hàng năm của Việt Nam đã giảm gần 1/4, năm ngoái đạt 328.000 thùng/ngày.
Ông Story được dẫn lời nói: “Ở sâu ngoài khơi Việt Nam có một số bồn trũng mà chúng tôi cho là có tiềm năng đáng kể, có khả năng kéo lại sản lượng đang sụt giảm”. “Một số bồn trũng này nằm trong các khu vực [tranh chấp] chủ quyền.”
BBC cũng ghi nhận:
“Việt Nam và Trung Quốc lâu nay đã đối đầu trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông. Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều phản đối lẫn nhau, nhưng lời đe dọa của Trung Quốc với tư cách nước lớn dường như có trọng lượng hơn.”
BBC nói, VN cần làm ăn với các công ty có thể chịu được áp lực từ Trung Quốc.
Bản tin viết:
“…Thu nhập từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tám tháng đầu năm nay là 5,54 tỷ đôla, chiếm chừng 8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Theo ông Ed Story, nếu muốn dầu thô tiếp tục đóng góp lớn cho nền kinh tế thì Việt Nam sẽ phải vươn xa ra ngoài khơi, làm ăn với các công ty “có thể chịu được áp lực”…”
Trong khi đó, nghề nuôi cá VN laị bi thảm. Bản tin báo Dân Việt ghi nhận rằng vào ngày 23/9, giá cá tra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã giảm còn 19.500 – 19.700 đồng/kg (loại trên 1kg/con) và 20.000 – 22.000 đồng/kg (dưới 1kg/con). Với mức giá này, nông dân nuôi cá tra thua lỗ từ 2.000 – 5.000 đồng/kg.
Báo này ghi lời gia đình ông Võ Kế Nghiệp nuôi 5ha cá tra ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú, An Giang) cho biết: “Bây giờ dưới ao của tôi còn đến 700 tấn cá chuẩn bị bán nhưng doanh nghiệp chê lên chê xuống không chịu mua. Đầu tháng 9, giá chỉ còn 23.000 đồng/kg, tưởng đâu đã xuống tới tận đáy, ai ngờ càng ngày càng giảm. Trong khi đó, phân nửa sản lượng cá tra trong ao đã quá lứa giá vừa rẻ vừa khó bán”.
Mặt khác, báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình hình “phe ta hại phe mình” trong làng nuôi cá như sau:
“…Phát biểu trong một cuộc họp mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần thừa nhận “trên thế giới chỉ có VN xuất khẩu cá tra, nhưng các doanh nghiệp lại liên tục hạ giá thay vì tăng giá lên”. Ông Nguyễn Văn Kịch, tổng giám đốc Công ty thủy sản Cafatex, cho biết xuất khẩu cá tra trong tám tháng đầu năm nay đạt trên 1,1 tỉ USD nhưng nhìn lại người dân vẫn bán lỗ tới 3.000-4.000 đồng trên mỗi ký cá, nhiều người phá sản hoặc ngưng nuôi. “Lỗi này chủ yếu là do các doanh nghiệp đã tự ý hạ giá xuất khẩu rồi quay lại ép nông dân. Với tình hình giá cả hiện tại, dù cho lãi suất là 0% thì người dân cũng như doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng không dám nuôi cá chứ đừng nói đến chính sách giảm lãi suất về 11% của Nhà nước” – ông Kịch cho biết…”
Trong khi đó, báo Công Thương ghi nhận theo Tổng cục Thống kê cho thấy, “Trong 9 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,2%, sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,8%, cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4% so với cùng kỳ. Một số ngành có mức tăng cao: Sản xuất môtô, xe máy (148,4%); sản xuất thiết bị truyền thông (57,3%); sản xuất linh kiện điện tử (22,3%)…”
Con số linh kiện điện tử tăng 22,3% nghe có vẻ lạc quan, nhưng thực sự vẫn là một bầu trời đầy mây đen.
Vì báo SGGP cho biết rằng “Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản.”
Bản tin hôm Thứ Ba 25/09/2012 của báo SGGP viết:
“Ngành điện tử được xếp ở tốp đầu trong số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Song, với công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất manh mún, thiếu “chuỗi cung” và quy hoạch chiến lược xa rời thực tế đang đẩy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vào ngõ cụt, chực chờ phá sản. Vì sao lại có nghịch lý này?
Tăng nhập khẩu
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt trên 4 tỷ USD. Còn theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.
Đáng chú ý, dù con số DN và xuất khẩu đạt khá cao, nhưng thực chất vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử thuộc về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm hơn 90%, con số khiêm tốn còn lại của DN Việt Nam. Điều này hết sức lo ngại cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Chưa kể, đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các tông và xốp.
Các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy tính, linh phụ kiện máy in… Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không vượt qua hai con số, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp. Và dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm cao, nhưng so với các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines… thì Việt Nam còn thua 20 đến 30 lần.
Một “điềm” xấu nữa cho ngành điện tử Việt Nam là những năm gần đây xuất hiện xu hướng nhiều DN sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, kể cả DN FDI, thi nhau thu hẹp sản xuất, chuyển hướng sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc để bán. Đơn cử, tính từ thời điểm 2008, khi hãng Sony tuyên bố ngưng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, lần lượt đến JVC Việt Nam, Toshiba… cũng ngưng lắp ráp tivi LCD tại Việt Nam và chuyển sang nhập khẩu mặt hàng này hoàn toàn…”
Nghĩa là, ngành công nghiệp điện tử VN sửa soạn dẹp tiệm… Bi quan là thế.
Ngành đóng tàu đã trúng những quả lừa vĩ đại từ Vinashin, Vinalines… ngành khai thác dầu thì bị tàu Trung Quốc vào cắt dây cáp… ngành móc nối ngân hàng với công nghiệp buôn vua bán chúa thì trúng những cú như “Bầu Kiên”… thì nói gì là chuyện lạm phát ở bó rau hàng ngày đối với dân nghèo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét