Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Trung Quốc ngang nhiên treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa”

(GDVN) - Trong ngày hôm nay, 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
>> Cập nhật thông tin từ Facebook


Trong ngày hôm nay, 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp, thông lệ quốc tế.


Hôm nay 20/7 Trung Quốc gắn biển trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép


Trước đó, ngày 17/7 chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự điều hành cái gọi là “thành phố Tam Sa” (do Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố thành lập ngày 21/6/2012 nhằm thực hiện cái gọi là quản lý một cách phi pháp, phi lý và vô hiệu đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam).
Theo giới phân tích Đài Loan, trong số các ứng viên cho các vị trí chủ chốt của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, Bắc Kinh đã lựa chọn Trần Tế Dương – Chủ nhiệm Ban Tổ chức cán bộ tỉnh ủy Hải Nam vốn xuất thân là Tổng biên tập của tờ báo “Hải Khẩu buổi chiều” làm Ủy viên thường vụ thành ủy Tam Sa.
Đáng chú ý, vị trí đứng đầu cơ quan lập pháp của cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà phía Trung Quốc gọi là Chủ nhiệm Đại hội đại biểu nhân dân sẽ do Phù Tráng, Phó tham mưu trưởng Quân khu tỉnh Hải Nam đảm nhiệm.


>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 19/7 nhận định, Phù Tráng xuất thân từ quan chức quân đội được điều động phụ trách cơ quan lập pháp cái gọi là “thành phố Tam Sa” cho thấy ý đồ của Bắc Kinh muốn phát triển nó thành một căn cứ quân sự trọng yếu.


Trước đó, Bắc Kinh vừa điều chỉnh một loạt nhân sự cấp cao trong quân đội, giới ngoại giao phụ trách vấn đề biển Đông, đặc biệt là vụ điều động Vương Đăng Bình, một viên tướng có xu hướng cứng rắn về làm Chính ủy đại quân khu Quảng Châu kiêm Chính ủy hạm đội Nam Hải khiến dư luận đặc biệt quan tâm
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhân sự cho vị trí Bí thư và Chủ tịch (Thị trưởng) của cái gọi là “thành phố Tam Sa” vẫn chưa được tiết lộ.
Tờ China News ngày 19/7 dẫn lời Tất Chí Cường, một quan chức thuộc cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam cho hay, do tính “đặc thù” nên cái gọi là “thành phố Tam Sa” sẽ được hưởng các quy chế ưu đãi đặc biệt và có thể coi như một “đặc khu của đặc khu” trong tỉnh Hải Nam.
Trước đó, giới truyền thông Trung Quốc đã loan tin, Bắc Kinh vừa cho xây dựng trái phép trại giam trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép để “giam giữ ngư dân nước ngoài” nếu bị Trung Quốc bắt được.


>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Một nguồn tin khác từ tờ ND Daily xuất bản tại Trung Quốc ngày 19/7 cho hay, giới chức tỉnh Hải Nam đang bàn bạc về quy mô và số lượng phòng giam trên đảo Phú Lâm cũng như việc giam giữ ngư dân nước ngoài khi bị phía Trung Quốc bắt giữ (trái phép trên vùng biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).


Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhìn từ vệ tinh
Theo 1 quan chức sở Công an Hải Nam, Trung Quốc, mặc dù số dân Trung Quốc sinh sống (trái phép) trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa rất ít, nhưng vẫn phải xây trại giam.
Động thái này của Bắc Kinh nhằm tăng cường uy hiếp, bắt bớ trái phép đối với ngư dân nước ngoài, đặc biệt là ngư dân Việt Nam khi đánh cá tại vùng biển chủ quyền của mình mà bị phía Trung Quốc bắt.
Hành động triển khai bộ máy nhân sự cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thay biển trụ sở đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm và xúc tiến xây dựng trại giam trên đảo Phú Lâm của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, phá vỡ hệ thống pháp luật quốc tế, bất chấp mọi dư luận là một động thái leo thang nghiêm trọng, không thể chấp nhận và sẽ bị khu vực, cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.


>> Cập nhật thông tin từ Facebook


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét