Trang

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây thông báo số nợ xấu gần gấp đôi


'Cảnh giác trước thống kê nhà nước'

Cập nhật: 15:09 GMT - thứ hai, 16 tháng 7, 2012
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây thông báo số nợ xấu gần gấp đôi con số thống đốc Nguyễn Văn Bình thông báo trước đó.
Doanh nghiệp việt nam
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết nợ cũ để tiếp cận vốn vay mới.
Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói rằng “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”.
Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con số nợ xấu mà họ mô tả là theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ.
BBC ngày 16/7 đã có cuộc phỏng vấn với ông Raphael Cecchni, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của hãng phân tích rủi ro đầu tư Châu Á đóng tại Bỉ về vấn đề nợ xấu của Việt Nam.

BBC: Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật thông số nợ xấu cao gấp hai lần thông số Ngân hàng Nhà nước đưa ra chỉ một thời gian ngắn trước đó. Ông có bình luận gì trước điều này ?
Raphael Cecchni: Trước đến giờ chúng tôi đều hết sức cảnh giác với các thông số kinh tế tài chính mà Việt Nam đưa ra, dù là từ nguồn chính thống hay không. Các con số thống kê từ hệ thống ngân hàng lẫn các doanh nghiệp lâu nay đều thiếu minh bạch và không có độ tin cậy cao.
Báo cáo được cập nhật gần đây nhất đã cao hơn hẳn so với con số được công bố trước đó và tôi nghĩ là tiến gần với thông số nợ xấu thực tại Việt Nam hơn.
Tuy nhiên, sự thiếu thống nhất trong công tác khai báo thống kê tại các ngân hàng, công ty tại Việt Nam đang làm dấy lên sự lộn xộn và khiến tình hình tài chính trở nên rất khó để đánh giá.
"Sự gia tăng đối với con số nợ xấu đang ngày càng làm lộ rõ những điểm yếu trong hệ thống của Việt Nam và sẽ làm ảnh hưởng đến niềm tin vốn đã bị xói mòn vào nền kinh tế Việt Nam"
BBC: Theo ông, những lí do chính nào dẫn đến vấn đề nợ xấu tại Việt Nam ?
Trước khi những thông số nợ xấu được công bố, có một điều rõ ràng đó là những con số trước đó hoàn toàn thấp hơn với thực tế.
Sự mở rộng tín dụng liên tục, chủ yếu tập trung vào các Tập đoàn Nhà Nước kinh doanh thua lỗ; những chính sách quản lí rủi ro yếu kém; sự tập trung các khoản vốn vay vào các dự án có hiệu quả thấp, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản là những nguyên nhân chính cho nợ xấu tại Việt Nam.
Thị trường bất động sản là một trong những vấn đề lớn vì khu vực này chịu trách nhiệm đối với phần lớn các khoản nợ xấu.
Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế thế giới rõ ràng đã gây khó khăn trong việc trả nợ của các công ty, và vì thế khiến các khoản nợ không phát huy được tác dụng.
bất động sản
Sự tập trung vốn vay vào các dự án có hiệu quả thấp trong lĩnh vực bất động sản là một trong những yếu tố chính đóng góp cho nợ xấu
BBC: Ông nghĩ những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ phản ứng ra sao trước tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay ?
Đây là thời điểm khó khăn đối với các nhà đầu tư tại các khu vực kinh tế đang hội nhập phát triển.
Tại Việt Nam, môi trường đầu tư đã được cải thiện hơn từ năm 2011 nhờ sự tiến bộ trong công tác quản lí kinh tế, trong đó nhấn mạnh ổn định vĩ mô.
Tuy nhiên, sự gia tăng đối với con số nợ xấu đang ngày càng làm lộ rõ những điểm yếu trong hệ thống của Việt Nam và sẽ làm ảnh hưởng đến niềm tin vốn đã bị xói mòn vào nền kinh tế Việt Nam. Sự suy giảm rõ rệt đối với đầu tư từ nước ngoài (FDI) năm 2012 là bằng chứng cho điều này.
Những khó khăn đến từ ngành ngân hàng đại diện cho rủi ro đối với sự ổn định kinh tế lúc này đến vào một thời điểm bất lợi, khi vốn đầu tư đang tìm về những nơi an toàn.
BBC: Những cách giải quyết ngắn hạn và dài hạn nào mà ông cho là hợp lí cho vấn đề nợ xấu tại Việt Nam ?
Trong thời điểm ngắn hạn, một cuộc cải tổ ngành ngân hàng cần được tiến hành nhanh chóng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa rồi đã ra quyết định xây dựng một công ty quản lí tài sản để mua và xử lí nợ xấu.
Một số giải pháp khác cũng cần được thực hiện, trong đó có việc tái huy động vốn các ngân hàng và thống nhất ngành ngân hàng qua việc sát nhập, mua lại.
Trong lúc đó, cần phải đẩy mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hạn chế với các đối tượng vay thiếu trách nhiệm, chủ yếu là ở lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên cũng cần phải tung ra các khoản viện trợ cần thiết để trợ giúp năng lực trả nợ cho đúng đối tượng.
Trong tương lai dài, tôi cho rằng cần củng cố các cơ cấu giám sát và luật định, kiến thức và khả năng quản lý rủi ro của ngành ngân hàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét