Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Danh sách ký Tuyên bố:TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC



Nếu đồng ý với Tuyên bố này, xin cho biết họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp và gửi đến:BauxiteVN_Petition@yahoo.com. Khi công bố, Bauxite Việt Nam chỉ ghi tỉnh (đối với người trong nước) hay nước (đối với người ở hải ngoại).
Bauxite Việt Nam



Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước.
Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này.

Để chứng tỏ quyền lực của chính quyền trong việc “hỗ trợ” một dự án kinh doanh tư nhân được Nhà nước bảo trợ thông qua những điều luật và điều khoản dưới luật đã và đang ngày càng bị công luận đồng thanh phản bác vì bản chất vi hiến, đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nông dân, thành phần chủ yếu của nhân dân Việt Nam, thành phần từng là chủ lực quân của cuộc cách mạng và chiến tranh do Đảng Lao Động, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động và lãnh đạo trong nửa thế kỷ qua, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân quyết bảo vệ mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và máu, còn lưu giữ xương cốt của cha ông từ nhiều đời.

Những hình ảnh lan truyền khắp thế giới đã khiến tất cả những ai có Lương Tri Con Người phải phẫn nộ. Những kẻ vũ trang tận răng xông vào đe dọa bằng tiếng nổ và đánh đập vài người nông dân yếu ớt. Những tiếng khóc la của đàn bà, con trẻ làm đau nhói tim người. Những mảnh xương cốt cha ông bị máy ủi xới bật lên trên cánh đồng xanh tốt phút chốc tan hoang để lại một ấn tượng chua xót và tủi nhục. Đó là những tội ác Trời không dung, Đất không tha.

Những hình ảnh phơi bày trước con mắt nhân dân trong nước và thế giới sự đối đầu không khoan nhượng giữa bộ máy đàn áp của chính quyền với một bộ phận nông dân, sự bạo hành chỉ có thể áp dụng đối với kẻ thù của nhân dân. Nguy hiểm hơn nữa cho đất nước, qua vụ Văn Giang có thể thấy một đội ngũ mang danh công bộc của dân nhưng lại chống đối nhân dân với tâm lý không biết sợ, không biết thẹn, không biết đau biết nhục.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu:

1/ Các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hãy chính thức bày tỏ quan điểm trước toàn dân về những vấn đề sau đây:

- Việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc triệt để tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của cả một dân tộc được tự do sinh sống trên mảnh đất độc lập do xương máu của chính mình giành được?

- Việc giải tỏa gây chấn động tâm can hàng chục triệu người dân, trước hết là hàng chục triệu nông dân, chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường về an ninh chính trị của đất nước, để bảo vệ lợi lộc của một nhóm cá nhân chủ đầu tư, có phải việc nên làm của một nhà nước của dân, do dân, vì dân?

- Việc giải tỏa (nếu có) dựa vào những quy định luật pháp hiện hành đang là đối tượng phải sửa đổi của Luật Đất đai sắp tới có phải việc nên làm của một nhà nước thực sự có thiện chí hướng đến một Nhà Nước Pháp Quyền?

- Việc công khai đối đầu giữa lực lượng vũ trang mệnh danh “Công an nhân dân” với một cộng đồng nhân dân không chống đối chính quyền, chỉ tranh chấp quyền lợi với một nhóm lợi ích, có phá hoại nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc đang là vốn quý nhất của một nước nhỏ yếu trong cuộc chiến đấu lâu dài đòi lại và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước một kẻ thù to lớn và đầy tham vọng?

2/ Các cơ quan quyền lực cao nhất hãy công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về chủ trương và việc thực hiện vụ cưỡng chế giải tỏa trên.

3/ Xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark để điều chỉnh những bất hợp lý, bất hợp tình trong dự án theo hướng ưu tiên lợi ích thực sự của Nhà nước và người nông dân có đất bị thu hồi.

4/ Yêu cầu các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark khẩn trương khắc phục những hậu quả của vụ cưỡng chế:

- Công khai xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế.

- Làm lễ tạ tội những hương hồn đã bị đào mồ, phơi xương trắng; xin tạ lỗi với những hậu duệ của người chết, xin khôi phục mồ mả của cha ông họ.

- Đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất trong vụ cưỡng chế bằng các hình thức được họ chấp nhận.

Nếu Ecopark không thực hiện nghiêm chỉnh những điều nói trên đây, xin khẩn thiết đề nghị hết thảy những ai có tiền và đang muốn mua đất thuộc Dự án khu du lịch sinh thái của Doanh nghiệp Ecopark tại Văn Giang hãy nhất tề tẩy chay Dự án này nhằm biểu lộ tình thương yêu ruột thịt với đồng bào mình là những người nông dân đang lâm vào tình thế không còn đường sống, không còn đến nấm mộ của tổ tiên để được thờ phụng đúng với đạo lý, tín ngưỡng truyền thống hàng ngàn năm nay của người Việt Nam.

5/ Không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh, quốc phòng

6/ Nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai và những luật lệ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng theo hướng đặt quyền lợi của người dân có đất và quyền lợi thực sự của quốc gia lên cao nhất, tuyệt đối không để các nhóm đặc quyền lợi dụng luật để cướp đất của dân với giá rẻ mạt.

Với tâm huyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, trước hết là lợi ích của người dân lao động, với thiện chí xây dựng một nhà nước thực sự pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm cao nhất của Nhà nước Việt Nam nghiêm túc đáp ứng những yêu cầu trên. 

Với thiện chí xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, lành mạnh và nhân bản cho nước Việt Nam phát triển bền vững, chúng tôi yêu cầu các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tôn trọng lợi ích chính đáng của người dân, không cấu kết với bọn tham nhũng trong chính quyền để mưu lợi lộc bất chính, bất nhân, bất nghĩa, điều sẽ xâm hại chính lợi ích lâu dài của các vị. 

Với thiện chí xây dựng hình ảnh người “Công an nhân dân” đúng nghĩa, chúng tôi kêu gọi các sĩ quan, chiến sĩ công an, cảnh sát bị điều động tham gia cưỡng chế đất đai của dân phải hết sức tôn trọng người dân trong mọi hành động, cử chỉ, lời nói, không mù quáng tuân theo những mệnh lệnh phi pháp, phi nhân của bọn tham nhũng nhân danh chính quyền, không để mình trở thành kẻ thù của dân, không gây nên nỗi căm hờn của dân vì đó sẽ là mối nguy khôn lường cho an ninh quốc gia.

Hà Nội, ngày Lao động quốc tế 1/5/2012

Bauxite Việt Nam
Danh sách ký Tuyên bố:

STT
Họ và tên
Nghề nghiệp
Địa chỉ
1.Nguyễn Huệ ChiGS về hưuHà Nội
2.Phạm ToànDạy học, viết văn, dịch sáchHà Nội
3.Nguyễn Thế HùngGS TS, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt NamĐà Nẵng
4.Hoàng HưngNhà thơTP.HCM
5.Hoàng DũngPGS TS, Trường Đại học Sư phạm TP HCMTP.HCM
6.Phan Thị Hoàng OanhTiến sĩTP.HCM
7.Nguyễn Đình NguyênBS, Tiến sĩ Y khoa Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, SydneyÚc
8.Hoàng TụyNguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện IDSHà Nội
9.Nguyên NgọcNhà vănHà Nội
10.Phạm Duy HiểnGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà LạtHà Nội
11.Bùi Ngọc TấnNhà vănHải Phòng
12.Đỗ Đăng GiuNguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, ĐH Paris XIPháp
13.Nguyễn Đức TườngTiến sĩ Vật lý lý thuyết, Giáo sư Đại học Ottawa, CanadaCanada
14.Lê Hiền ĐứcGiải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tếHà Nội
15.Nguyễn Xuân DiệnTiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán NômHà Nội
16.Đặng Phương BíchBloggerHà Nội
17.Trần Thanh VânKiến trúc sưHà Nội
18.Hà Huy SơnLuật sưHà Nội
19.Trần Minh NguyệtHưu tríHà Nội
20.Phùng Thị TrâmHưu tríHà Nội
21.Nguyễn Văn ViễnDoanh nhânHà Nội
22.Nguyễn Thu ThủyCán bộ Viện MắtHà Nội
23.Nguyễn Thị Minh ChâuCán bộ Viện MắtHà Nội
24.Phạm Văn ChínhKỹ sưHà Nội
25.Lã Việt DũngKỹ sưHà Nội
26.Phạm Thanh SơnNghề tự doHà Nội
27.Bùi Hoài MaiHọa sĩHà Nội
28.Nguyễn Hồng KhoáiChuyên viênHà Nội
29.Hà Văn ThùyNhà văn 
30.Song ChiĐạo diễn điện ảnh, nhà báo tự doNa Uy
31.Võ Văn TạoNhà báoNha Trang
32.Đoàn Nhật HồngNguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm ĐồngĐà Lạt
33.Huỳnh Nhật HảiNguyên Phó Chủ tịch UBND t/p Đà LạtĐà Lạt
34.Huỳnh Nhật TấnNguyên Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm ĐồngĐà Lạt
35.Mai Thái LĩnhNguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà LạtĐà Lạt
36.Hà Sĩ PhuTiến sĩ Sinh họcĐà Lạt
37.Bùi Minh QuốcNhà thơĐà Lạt
38.Tiêu Dao Bảo CựNhà văn tự doĐà Lạt
39.Diệp Đình HuyênNguyên Giám đốc đài Phát thanh truyền hình Lâm ĐồngĐà Lạt
40.Vũ Minh KhươngĐại học Quốc gia SingaporeSingapore
41.Nguyễn Quang NhànCán bộ Công đoàn hưu trí, BloggerĐà Lạt
42.Phạm Quang TuấnGS TS, Đại học New South WalesÚc
43.Phạm Xuân YêmNguyên Giám đốc Nghiên cứu, Đại học Paris 6Pháp
44.Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao)Giáo sư, Tiến sĩ Khoa Kinh tế Đại học Laval, Québec, CanadaCanada
45.Hà Dương TườngNguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne,Compiègne, FrancePháp
46.Nguyễn Trọng HiềnJet Propulsion Laboratory, California Institute of TechnologyPasadena, California, HOA KỲ và Đại học Sư Phạm Huế, Viêt NamHOA KỲ
47.Nguyễn Đức HiệpChuyên gia Khoa học Khí quyểnÚc
48.Nguyễn Quốc VũITSéc
49.Nguyễn Cường Séc
50.Nguyễn Lân ThắngKỹ sư xây dựngHà Nội
51.Phạm Duy HiểnKĩ sư về hưu – bút danh Phạm Nguyên TrườngVũng Tàu
52.Nguyễn Văn ThắngTiến sĩHOA KỲ
53.Nguyễn Định GiangTiến sĩÚc
54.Đặng Đình ThiTiến sĩAnh
55.Nguyễn Quang ATiến sĩHà Nội
56.Vũ Quang ViệtTiến sĩ, nguyên Chuyên gia cấp cao của Liên Hợp QuốcHoa Kỳ
57.Phạm Hữu Uyển Séc
58.Vũ Sỹ HoàngPhóng viên tự doTP.HCM
59.Trần Thị Ái Liên TP.HCM
60.Đỗ Minh ĐứcKiến trúc sưĐà Nẵng
61.Lâm Thị NgọcGiáo viênThanh Hóa
62.Nguyễn Cường Séc
63.Truong PhanProgrammer Analyst, Calgary, CanadaCanada
64.Lê Hồng PhongKế toán tự doHà Nội
65.Phạm Đình TrọngNhà vănTP.HCM
66.Lê Diễn ĐứcNhà báoHOA KỲ
67.Nguyễn Văn Quý Úc
68.Vũ Minh TríKĩ sưHà Nội
69.Mạc Quảng ThịnhMarketingTP.HCM
70.Nguyen Tuan AnhSinh viênTP.HCM
71.Nguyễn Thượng LongNhà báoHà Nội
72.Trần Văn ThọGiáo sư Đại học Waseda, TokyoNhật
73.Phaolô Nguyễn Thái HợpGiám mục Giáo phận VinhVinh
74.Huỳnh Công MinhLinh mụcTP.HCM
75.Lê Hiếu Đằng-  Nguyên Phó Tổng thư kí Uỷ Ban TW Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN (1968-1977);
-   Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định ( 1969-1975);
-   Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM (1989-2009);
-   Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM Khóa 4,5.
TP.HCM
76.Chu HảoGiám đốc nhà xuất bản Tri thứcHà Nội
77.Nguyễn Quốc TháiNhà báoTP.HCM
78.Vương Đình ChữNhà báoTP.HCM
79.Cao LậpCựu tù chính trị Côn Đảo, Nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới - SaigontouristTP.HCM
80.Phạm Văn ĐỉnhTiến sĩ Khoa học 
81.Lại Nguyên ÂnNhà nghiên cứu văn họcHà Nội
82.Trần Minh ThảoCông dân Việt nam, viết vănLâm Đồng
83.Hồ Phú BôngHưu tríHoa Kỳ
84.Đoàn Viết HiệpKỹ sưPháp
85.Nguyễn Thị Khánh Trâm TP.HCM
86.Trần Hải TP.HCM
87.Trịnh LữDịch giảHà Nội
88.Bùi Việt HàCông ty Công nghệ Tin học Nhà trường. Hà Nội, Việt Nam.Hà Nội
89.Nguyễn Hữu ÚyTS Kỹ sư HoáHoa Kỳ
90.Nguyễn Văn TạcGiáo học hưu tríHà Nội
91.Lê Mạnh ChiếnCán bộ về hưu, cựu giảng viênHà Nội
92.Phạm Hữu Uyển CH Séc
93.Nguyễn Minh PhátKiến trúc sưCanada
94.Lê Mạnh ĐứcKỹ sưTP HCM
95.Uông Đình ĐứcKỹ sư cơ khíTP HCM
96.Nguyễn Thị Kim QuýGiáo viênHà Nội
97.Dạ Thảo PhươngNhà thơHà Nội
98.Trần Quang Thanh Hà Nội
99.Tôn Vân AnhNhà báoBa Lan
100.Võ Thị HảoNhà vănHà Nội
101.Bùi Chátnxb Giấy VụnTP HCM
102.Phan Tất ThànhCán bộ quân đội nghỉ hưuHà Nội
103.Nguyễn Chí Tuyến Hà Nội
104.Nguyễn Quang TrọngGS TS, Đại học RouenPháp
105.Phan Thị Trọng TuyếnNhà văn, xét nghiệm Y khoaPháp
106.Nguyễn Thị Từ HuyTiến sĩTP HCM
107.André Menras – Hồ Cương QuyếtChủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP)Pháp
108.Vũ Trọng KhảiChuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thônTP HCM
109.Nguyễn Thị Dương HàLuật sưHà Nội
110.Đặng Văn SinhHội viên Hội Nhà văn Việt NamHải Dương
111.Dương TườngNhà thơ, dịch giả văn họcHà Nội
112.Quản Mỹ LanDạy học, phóng viên truyền hình, truyền thanhPháp
113.Văn CungThượng tá QĐNDVNHà Nội
114.Nguyễn Đắc DiênBác sĩ Nha khoaTP HCM
115.Nguyễn Thị Hoàng BắcNhà vănHoa Kỳ
116.Trần Nam BìnhPGS TS Đại học New South WalesÚc
117.Phan Thế VấnBác sĩTP HCM
118.Bùi Như HươngNhà nghiên cứu phê bình Mỹ thuậtHà Nội
119.Nguyễn Trác ChiHành nghề tự doTP.HCM
120.Hoàng Ngọc BiênNhà vănHoa Kỳ
121.Lê Phú KhảiNhà báo (nguyên PV thường trú Đài TNVN tại Đồng bằng sông Cửu Long)TP.HCM
122.Vũ Quốc TúNhà báo tự doTP.HCM
123.Lê Ngọc Hồ ĐiệpKế toánTP.HCM
124.Nguyen Luong QuangCanadian Institute for Theoretical Astrophysics University of TorontoCanada
125.Đỗ Minh TuấnNhà thơ, đạo diễn, Hãng phim truyện Việt NamHà Nội


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét