Trang

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Ngư dân Việt ngày càng gặp khó khăn khi ra khơi!



Gia Minh, biên tập viên RFA

2012-04-02
Dư luận tại Việt Nam tiếp tục quan ngại đến tình hình ngư dân trong nước ra khơi đánh cá bị nước ngoài bắt giữ và mọi thiệt thòi họ phải gánh chịu. Cuộc mưu sinh của những ngư dân ngày càng khó khăn hơn.
Photo Van Minh/ Laodong.com
Vợ con của 21 ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ ngoài Hoàng Sa mỏi mắt trông chồng, cha.

Việt Nam không đủ sức bảo vệ ngư dân?

Cho đến lúc này, đã gần trọn một tháng kể từ hôm bị bắt là ngày 3 tháng 3 vừa qua, 21 ngư dân Lý Sơn vẫn còn nằm trong tay phía Trung Quốc.


Một trong hai chiếc tàu bị bắt là chiếc QNg66101 TS của ông Lê Vinh, ngụ tại thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã từng bị bắt hai lần. Những lần đó gia đình đều phải bỏ tiền ra để chuộc người và tàu về như chính lời ông Lê Vinh cho biết sau khi được tin tàu lần này bị bắt:


Đóng tàu này 19 năm rồi, bị bắt hồi năm 2003 và lần thứ nhì năm 2009; phải nộp tiền.


Tâm lý của người Việt là ‘còn người, còn của’, ‘của đi thay người’, nên khi có người thân bị bắt yêu cầu nộp tiền chuộc họ đều cố gắng chạy vạy, vay mượn để sớm đưa người thân về với gia đình.
Cho đến lúc này, đã gần trọn một tháng kể từ hôm bị bắt là ngày 3 tháng 3 vừa qua, 21 ngư dân Lý Sơn vẫn còn nằm trong tay phía Trung Quốc.


Gần nhất có phụ nữ chồng đi biển bị Thái Lan bắt hồi tháng giêng ở Narathiwat, và không có tiền nộp phạt vì gia đình làm ruộng khó khăn ở quê nhà Cà Mau, nhưng rồi cũng phải lo tiền để gửi sang Sứ quán mua vé máy bay cho chồng về khi mãn hạn tù:


Tiền Việt đưa 6 triệu để mua vé máy bay và ăn uống. Phải chuộc chồng về chứ.


Trong đợt 21 ngư dân Việt bị phía Trung Quốc bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa lần này, cơ quan chức năng yêu cầu không đóng 70 ngàn nhân dân tệ như phía Trung Quốc đặt ra, gia đình của họ cũng thuận theo và trông chờ Nhà nước giải quyết đưa người thân họ trở về.


Vào ngày 21 tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị lên tiếng phản đối hành động bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc. Ông này cũng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện 21 ngư dân và hai tàu cá đó. Tin tức cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam lần này có trao 
Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau. (RFA ảnh minh họa)
Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau. (RFA ảnh minh họa)
công hàm phản đối về vụ việc bắt giữ cho phía Trung Quốc. 


Hội Nghề cá Việt Nam cũng gửi văn bản đến cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để yêu cầu thả người và tàu; đồng thời bồi thường thiệt hại cho họ.


Gần nhất vào ngày 31 tháng 3, phó thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải cũng có lên tiếng yêu cầu Trung Quốc sớm trả tự do vô điều kiện cho 21 ngư dân trên hai chiếc tàu mà lực lượng nước này bắt khi họ đang đánh cá tại quần đảo Hoàng Sa. Lời yêu cầu đó được ông Hoàng Trung Hải đưa ra trong cuộc gặp người tương nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường vào dịp đến Hải Nam tham dự hội nghị trường niên Bác Ngao diễn ra tại đó.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc trước đó vào ngày 27 tháng 3 từng trích dẫn phát biểu của Phó cục trưởng Cục Ngư Chính Nam Hải, Lưu Thiêm Vinh nhắc lại quyết định xử phạt 70000 nhân dân tệ mỗi ngư dân Việt Nam mà họ bắt.


Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc trước đó vào ngày 27 tháng 3 từng trích dẫn phát biểu của Phó cục trưởng Cục Ngư Chính Nam Hải, Lưu Thiêm Vinh nhắc lại quyết định xử phạt 70000 nhân dân tệ mỗi ngư dân Việt Nam mà họ bắt. 


Trong khi các cấp từ trung ương đến địa phương đang có những vận động, và lời qua tiếng lại với phía Trung Quốc như thế thì những người trong cuộc tiếp tục phải chịu đựng những khó khăn. Không kể những ngư dân đang nằm trong tay phía Trung Quốc, mà thân nhân của những người bị bắt lo lắng bội phần. 


Không an toàn ngay trong lãnh hải Việt Nam



Sau gần một tháng chờ đợi, ông Lê Vinh cho biết tình cảnh của thân nhân những người trên chiếc tàu bị bắt của ông, mà trong đó ông cũng có một người em ruột và 5 đứa cháu: 


Họ đến khóc lóc với tôi. Tôi chỉ biết an ủi nên chờ cơ quan chức năng giải quyết, chứ tôi cũng có biết gì đâu.


Tin tức cho biết mới vào ngày 22 tháng 3 thêm một tàu cá của ngư dân Việt Nam là tàu QNg 90576TS của ông Nguyễn Tấn Tư, người thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, Quảng Ngãi với 14 ngư dân trên đó, khi đang hành nghề tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng Trung Quốc lấy hết 6 tạ hải sản rồi đuổi không 
Ông Lê Vinh và xấp giấy tờ nộp phạt cho phía Trung Quốc vào năm 2003 và 2009.
Ông Lê Vinh và xấp giấy tờ nộp phạt cho phía Trung Quốc vào năm 2003 và 2009.
cho đánh bắt tại đó nữa.
Ngoài việc bị tấn công, bắt bớ, khi đi đánh cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, lâu nay nhiều tàu cá của Việt Nam khi hoạt động dọc vùng biển nước nhà còn bị tàu nước khác mà truyền thông trong nước gọi là ‘tàu lạ’ đâm vào, như vụ việc mới nhất hồi ngày 17 tháng 3 gần đảo Cồn Cỏ ở Quảng Trị.


Không phải đến lúc này mới có những trường hợp như của tàu các ông Nguyễn Tấn Tư, Lê Vinh, Trần Hiền trong tháng ba vừa qua hay Đặng Tằm hồi tháng 2 năm nay… mà suốt mấy năm rồi nhiều ngư dân Việt trở thành nạn nhân. Sau khi bị phía Trung Quốc bắt giữ, nhiều chủ tàu trở nên khánh tận vì nợ tiền vay khi đóng tàu, phải bỏ biển đi làm thuê trên đất để sống….


Ngoài việc bị tấn công, bắt bớ, khi đi đánh cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, lâu nay nhiều tàu cá của Việt Nam khi hoạt động dọc vùng biển nước nhà còn bị tàu nước khác mà truyền thông trong nước gọi là ‘tàu lạ’ đâm vào, như vụ việc mới nhất hồi ngày 17 tháng 3 gần đảo Cồn Cỏ ở Quảng Trị. 


Ra khơi đánh bắt hải sản tại vùng biển Hoàng Sa truyền thống là nghề mà từ bao đời các gia đình từ đảo Lý Sơn, cũng như các khu vực ven biển khác ở miền Trung ra làm ăn.


Một người được mệnh danh là Sói Biển, ông Mai Phụng Lưu, người đảo Lý Sơn, nói lên điều đó:


Hoàng Sa của Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam. Ông bà tôi từ thuyền buồm, từ chủ quyền nơi đó, mà họ đến chiếm sung sướng, còn chúng tôi xương máu, cực…


Nguy cơ không chỉ với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, nếu không may tàu đi vào vùng biển của những nước lân cận như Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippins, đều bị bắt và mất tàu như trường hợp tàu của ông Lê Hoàng Minh Chánh, đi vào vùng biển Thái Lan rồi bị bắt hồi tháng giêng vừa qua đến nay không có khả năng nộp tiền chuộc như trình bày của ông:
Tôi hết khả năng rồi, không còn tiền chuộc. Họ đòi 120 triệu tiền Việt Nam mỗi chiếc, mà tôi có hai chiếc. Khi mua ghe cũ, làm lại mỗi chiếc khoảng 300 triệu, nay hết khả năng rồi.
ông Lê Hoàng Minh Chánh


Tôi hết khả năng rồi, không còn tiền chuộc. Họ đòi 120 triệu tiền Việt Nam mỗi chiếc, mà tôi có hai chiếc. Khi mua ghe cũ, làm lại mỗi chiếc khoảng 300 triệu, nay hết khả năng rồi.


Ngoài bao khó khăn phải gánh chịu như những người dân sống trên đất liền khác; đó là chuyện lạm phát, giá xăng dầu ngày một tăng khiến chi phí đi biển gia tăng, thu nhập không như trước… Ngư dân lâu nay phải chống chọi với những thiên tai như bão tố, sóng thần… Người Việt có câu ‘ăn của rừng, rưng rưng nước mắt’, thì chắc hẳn để thu lợi từ biển cũng không kém phần gian nan vì người ngư dân chân không chạm đất mà thay vào đó là biển cả mênh mông, sâu thẳm. Như thế nếu ví việc ‘ngậm ngải tìm trầm’ của cánh thợ rừng, thì với ngư dân không biết phải ‘ngậm’ gì để mang cá tôm về cho đất liền. Dẫu vậy, qua bao đời ngư dân vẫn bám biển và vượt qua được mọi gian khó của nghề.


Hôm 27 tháng 3 vừa qua, ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn hổ trợ cho gia đình 21 ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ, mỗi nhà 2 triệu 250 ngàn đồng. Số tiền này cũng giúp đỡ họ được chút nào trong lúc khó khăn hiện nay. Nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển mà thôi. Điều mà ngư dân trông chờ vào chính quyền là giúp bảo vệ ngư trường truyền thống mà bao thế hệ người Việt đã ra khơi kiếm sống. Không thể bỗng dưng chẳng vì thiên tai, ngư dân không còn vùng biển để cùng thuyền ra khơi kiếm sống.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-fishmen-face-mor-difficulties-04022012074801.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét