Trang

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Thế lực thù địch đến từ đâu?


Khanh Sơn (Danlambao) - Đảng viên chúng tôi đã mất hết hy vọng sau những gì ông Trọng phát biểu hôm qua tại Hội nghị quán triệt chỉnh đốn đảng. Chúng tôi cũng vỡ mộng với ông Sang vì ông đã thất bại không làm được cho xu thế tiến bộ thành công. Chắc do tài hèn sức mọn nên giờ ông cũng bắt đầu chạy theo xu thế của cái xấu. Dân chúng bắt đầu nghe ông nói nhiều đến thế lực thù địch rồi, thay vì những mục tiêu cải cách tư pháp khá được ủng hộ trước đây. Chỉ có ông Dũng là vẫn đủ sức mạnh để thao túng các ông thực hiện những cuộc chơi như thế này nhằm chuyển hướng mũi dùi dư luận đang tập trung vào ông ấy mà thôi...


*

''... Hai nước đang đứng trước nhiều vận hội mới để phát triển. Song cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.'' (báo Nhân Dân ngày 12/10/11).

Đoạn trên được trích từ nội dung hội đàm giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Trung Quốc hôm 11/10/2011 vừa rồi của đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụm từ ''các thế lực thù địch'' được đưa ra trong bối cảnh ở Việt Nam đang nổi lên ý kiến trong nhóm lãnh đạo cấp cao rằng không nên sử dụng đến cụm từ này nữa.

Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (4-10/07/2011) đến lần thứ 3 (6-10/11/2011) cụm từ trên đã dần bớt xuất hiện trong các phát biểu của các ủy viên BCT. Và nó đã hoàn toàn biến mất trong các phát biểu khai mạc, bế mạc lẫn thông báo chính thức của Hội nghị Trung ương lần thứ 3 kết thúc hôm 10/11/2011.

Trước đó, cụm từ ''các thế lực thù địch''''diễn biến hòa bình'' thường xuất hiện dầy đặc trong các phát biểu của lãnh đạo cũng như các văn bản chính thức của các hội nghị Trung ương. Chúng được dùng để gán thành những nguyên nhân làm mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, cũng như để khẳng định thành tích của lực lượng an ninh đã ngăn chặn và đập tan được các âm mưu và thế lực chống đối.

Chúng cũng thường xuất hiện vào cuối các phát biểu, văn bản để được mô tả như là những nguy cơ thách thức đe dọa sự ổn định chính trị và sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, cần phải tập trung sức lực và ưu tiên để chống lại chúng.

Việc ''các thế lực thù địch'' không được xuất hiện trong các văn bản khi kết thúc Hội nghị Trung ương lần 3 nói trên được đánh giá là bước tiến của các lực lượng tiến bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người này cho rằng cụm từ này gây chia rẽ nên không tập hợp được khối đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên, nó lại xuất hiện ngay sau đó, trong nội dung Hội đàm giữa ông Trọng và ông Đào nói trên. Điều này cho thấy 1 phe nhóm trong đảng không chịu ngồi yên trước nguy cơ bị mất đi công cụ quyền lực quan trọng. Sức mạnh tập trung cho lực lượng an ninh được dùng không chỉ để trấn áp đối kháng bên ngoài mà còn để tranh giành lợi thế bên trong nhóm lãnh đạo cao cấp.

Khái niệm “thế lực thù địch” được xác định rất mơ hồ trong các văn bản của Đảng Cộng sản nhưng lại được cho là một nguy cơ đe dọa rất nghiêm trọng đến đảng và đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên nó lại không được xuất hiện và định nghĩa trong bất kỳ văn bản chính thức nào của Nhà nước. Cách thức như vậy cho phép một số người, phe nhóm trong đảng có thể qui cho bất kỳ sự nói ngược nào, hoặc chỉ là sự khác biệt đối với họ là thế lực thù địch.

Gần đây, vào tháng 8 vừa rồi, lấy cớ là ''bị các thế lực thù địch lợi dụng'' nên thành phố Hà Nội đã cấm việc biểu tình phản đối Trung Quốc của người dân. Nhưng chính quyền Hà Nội không thể viện dẫn được bất kỳ một điều luật nào cho phép hạn chế hay cấm đoán biểu tình khi ''bị các thế lực thù địch lợi dụng'' cả. Các thế lực này là ai cũng không hề được nói rõ.

Nhờ tính mơ hồ như vậy nên những quan điểm tiến bộ, dân chủ của một số đảng viên tiến bộ trong Đảng dễ dàng bị qui chụp là ''mơ hồ, mất cảnh giác trước các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; bị rơi vào bẫy, tự diễn biến, tự chuyển hóa, v.v...''. Trước khi những người đưa ra những quan điểm dân chủ tích cực nói trên kịp chứng minh là mình không mơ hồ, mất cảnh giác thì họ đã có thể bị loại ra khỏi cơ cấu quyền lực.

Đó là lý do vì sao Việt Nam có bước tiến thụt lùi về dân chủ trong nhiều năm qua, nhất là sau đại hội X (2006) trở đi. Mặc dù có nhiều đảng viên mong muốn có đổi mới chính trị một cách dân chủ nhưng vì sợ bị qui chụp là ''tự chuyển hóa, tự diễn biến'' theo âm mưu của các ''thế lực thù địch'' nên những mong muốn trên của họ đã không trở thành những phát biểu chính thức trong các buổi sinh hoạt đảng.

Thay vào đó, họ trao đổi các mong muốn dân chủ với nhau khá thoải mái bên ngoài các buổi sinh hoạt đảng, các hội nghị, hội thảo mang tính chính thức của đảng. Điều này tạo ra những áp lực ngầm và nhờ đó các lực lượng tiến bộ trong lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy được những xu thế dân chủ hơn gần đây.

Tuy nhiên, bước tiến của những xu thế này không hề dễ dàng, nhất là khi có sự can thiệp của đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi, ''các thế lực thù địch'' đã trở lại nhiều hơn trong các phát biểu của 1 vài ủy viên BCT. Các vị này còn nói với nhau rằng phải đưa nó trở lại trong các văn bản chính thức của Hội nghị trung ương lần thứ 4, dự kiến vào cuối tháng 12 năm nay hoặc đầu tháng 1 năm sau.

Nếu ''các thế lực thù địch'' còn xuất hiện phổ biến thì sự cản trở và chống phá dân chủ sẽ càng ghê gớm ở Việt Nam. Ưu tiên về an ninh ở Việt Nam cũng đã bị thay đổi. Sau Hội nghị trung ương lần 2 (kết thúc ngày 10/7/11), Quốc phòng, an ninh đã thay thế hẳn cho An ninh, quốc phòng luôn luôn xuất hiện trước đó trong các văn bản của Đảng lẫn Nhà nước.

Tuy nhiên, với sự can thiệp mạnh từ đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay, xu thế thay đổi tiến bộ đã bị chặn lại. Lý do là sự xác định ưu tiên quốc phòng trước an ninh một mặt hàm ý hướng nguồn lực quốc gia vào nguy cơ đe dọa chủ quyền đất nước mà ai cũng thấy rõ nó đến từ Trung Quốc. Mặt khác, điều này sẽ cắt giảm nguồn lực cho lực lượng an ninh để tập trung cho quốc phòng.

Tới hiện nay thì họ đã thành công. Hội nghị Trung ương 4 đã đưa “thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” vào trong nghị quyết như là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự suy thoái đạo đức chính trị tư tưởng của Đảng. Do vậy phải cần chỉnh đốn! Do vậy phải càng chống các thế lực thù địch, tự diễn biến, tự chuyển hóa, âm mưu thâm độc dùng Cộng sản diệt Cộng sản,... Nhưng chính điều này đã biến hầu hết người dân trở thành thù địch thành đối lập đối nghịch với Đảng.

Đảng viên chúng tôi đã mất hết hy vọng sau những gì ông Trọng phát biểu hôm qua tại Hội nghị quán triệt chỉnh đốn đảng. Chúng tôi cũng vỡ mộng với ông Sang vì ông đã thất bại không làm được cho xu thế tiến bộ thành công. Chắc do tài hèn sức mọn nên giờ ông cũng bắt đầu chạy theo xu thế của cái xấu. Dân chúng bắt đầu nghe ông nói nhiều đến thế lực thù địch rồi, thay vì những mục tiêu cải cách tư pháp khá được ủng hộ trước đây. Chỉ có ông Dũng là vẫn đủ sức mạnh để thao túng các ông thực hiện những cuộc chơi như thế này nhằm chuyển hướng mũi dùi dư luận đang tập trung vào ông ấy mà thôi.

Rõ ràng là nếu những xu thế dân chủ chỉ được thúc đẩy bởi lực lượng tiến bộ trong Đảng thì không thể thắng được sức chống đối của các phe nhóm muốn duy trì ''thế lực thù địch''. Nếu các ông không tạo ra sự tham gia tích cực từ quần chúng để đẩy mạnh các xu thế tiến bộ, dân chủ thì càng chỉnh sẽ càng đốn thôi! Rồi sẽ mau chóng ngã gục!






***

2 nhận xét:

  1. Người Việt ở Mỹ nên lập thỉnh nguyện thư gữi chính phủ Hoa Kỳ xin cấp visa cho mười bốn người của bộ chính trị và 3 ông già nhiếp chính vương của cộng sản VN sang Mỹ và tất cả những đảng viên cộng sản muốn tháp tùng các lãnh tụ anh minh. Sau đó chở họ đi chơi Florida hoặc Louisiana và gữi tất cả xuống các hồ nuôi cá sấu ở đấy hết cho rồi thì người VN trong nước và ở hải ngoại sẽ không còn khổ vì chúng nó nữa! Bà con dân mạng xin cho biết ý kiến về việc này?

    Trả lờiXóa
  2. Tha 14 thang do xuong ho nuoi ca sau thi toi nghiep cho nhung con ca sau bi 14 ten nay lot da lam hang xuat khau, con thit thi dua vao nha hang ban cho dan nhau! Khong duoc dau! Nho anh hung Ly Tong lao may bay vao Dai hoi Dang CSVN la thanh toan ca 1000 thang tham nhung, ban nuoc hai dan trong do cho tien so sach!

    Trả lờiXóa