Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng đột biến

DN giải thể, phá sản tăng đột biến

Tại hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tăng đột biến. Điều này khiến cho những lo ngại về sự khó khăn kéo dài của nền kinh tế.





Theo Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ tính đến 22/2, số doanh nghiệp được cơ quan ông cấp đăng ký kinh doanh đã giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước; với số vốn đăng ký giảm tương ứng 36%.
"Từ các con số này cho thấy dòng vốn trong xã hội đã tỏ ra thận trọng hơn với các ý tưởng kinh doanh mới:, ông Tứ nói.

Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trong hai tháng qua còn làm thủ tục giải thể cho 169 doanh nghiệp, gấp 4,3 lần cùng kỳ năm trước. "Thông thường sau Tết rất ít khi doanh nghiệp xin giải thể, các năm trước rất hiếm, nay số liệu lớn như thế cho thấy tình hình các doanh nghiệp đặc biệt khó khăn".

Thống kê từ cơ quan đăng ký kinh doanh của Hà Nội đã đột biến như vậy về lượng doanh nghiệp chủ động xin giải thể, nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng. Ông Võ Sỹ, đồng nhiệm của ông ở Tp.HCM cho biết thêm, lượng doanh nghiệp xin giải thể tính đến tháng 2 tại thành phố này đã là 327 đơn vị.

Như vậy, tính riêng Hà Nội và Tp.HCM đã có khoảng 500 doanh nghiệp đăng ký giải thể trong hai tháng qua. Nhưng con số có thể lớn gấp nhiều lần. "Thực tế thì lớn hơn, có thể đến con số nghìn", ông Sỹ nói.

Trong khi đó, Bộ Công Thương cảnh báo giá dầu thế giới trong tháng 3 có thể còn tăng; giá các mặt hàng xuất khẩu hầu như không tăng, trong khi nhập khẩu lại tăng cho thấy khả năng nhập siêu có thể cao trở lại trong thời gian tới; lãi suất dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn làm khó doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn từ năm ngoái tích tụ đến nay...

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà nói. "Mấy tháng mới giảm lãi suất được 1-2%. Hiện tại vay với lãi suất 17-18% thì làm gì bù được...".

Còn theo ông Tứ thông tin rằng có nhiều doanh nghiệp nói với ông, với lãi suất như hiện nay thì hiệu quả nhất là không hoạt động, không kinh doanh, không đầu tư làm gì.

"Làm sao có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cố gắng các chính sách tác động đầu vào, làm khó khăn đầu ra không nên ban hành năm nay, chưa phải thời điểm thích hợp", ông Tứ kiến nghị. "Ví dụ, nếu tăng giá điện, xăng dầu... thì chắc chắn nhiều loại hàng hóa sẽ lên mặt bằng giá mới".
http://hientinhvn.blogspot.com/2012/03/dn-giai-pha-san-tang-ot-bien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét