Trang

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma từ tài liệu của phía Trung Quốc.

16 chữ vàng và 4 tốt mà bọn Lê Chiêu Thống ngày nay đang đội lên đầu để thờ.

Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma

BTV: Lần trước, độc giả đã xem qua Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố.  

Để quý độc giả có thêm thông tin về trận đánh ở Quần đảo Trường Sa năm 1988, trận đánh mà theo các tài liệu cho biết, đã giết chết và làm mất tích 64 lính Việt Nam, một số khác bị bắt và bị thương, mời độc giả xem qua tài liệu dưới đây từ phía Trung Quốc.



Do bài viết này của tác giả Trung Quốc, chúng tôi xin giữ nguyên văn  tên gọi của các danh từ riêng như: Nam Hải (tức biển Đông), Nam Sa  (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) đảo Thái Bình (đảo Ba Bình), Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa), Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Đá ngầm Vĩnh Thử (Fiery Cross Reef), VN gọi là đá Chữ Thập; Bãi đá Doãn Khánh (London Reefs hay Bãi đá ngầm London). London Reefs gồm Central London Reef: VN gọi là Trường Sa Đông, TQ gọi là Đá ngầm Trung hay Trung Tiêu; East London Reef, VN gọi là Đá Đông, TQ gọi là Đá ngầm Đông hay Đông Tiêu; West London Reef: VN gọi là Đá Tây, TQ gọi là Đá ngầm Tây hay Tây Tiêu. Đá ngầm Hoa Dương (Cuarteron Reef) VN gọi là Bãi đá Châu Viên, Nhật Tích Tiêu (Ladd Reef), VN gọi là Đá Lát; Đại Hiện Tiêu (Great Discovery Reef), VN gọi là Đá Lớn; Quỷ Hàm Tiêu (Collins Reef/ Johnson North Reef), VN gọi là Bãi đá Cô Lin.



Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma

27-07-2011
Quốc Trung dịch

Trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma


Nam Hải, truyền thông nước ngoài thường gọi là biển Nam Trung Hoa, tất cả những hòn đảo san hô nằm ở Nam Hải luôn là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc, vùng biển này do vị trí địa lý đặc thù của nó nên cũng đã trở thành một vùng biển không yên tĩnh. Những tranh chấp Nam Hải gần đây khiến cho người ta không khỏi nhớ lại những xung đột Nam Hải trong lịch sử. Trận hải chiến phản kích tự vệ Bãi đá Gạc Ma đối với mọi người vẫn luôn đầy những bí ẩn: Trận hải chiến ấy rốt cuộc vì sao lại xảy ra? Kết quả cuối cùng ra sao? Đã có những gợi mở nào cho việc xây dựng hải quân Trung Quốc sau này?    


Đem theo những câu hỏi ấy, các phóng viên mạng Hoàn Cầu là Điền Phi, Trương Gia Quân đã phỏng vấn độc quyền Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, cựu Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân ta trong trận hải chiến này, để vén được bức màn bí mật của trận hải chiến ấy.    



Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước mở đầu cho những tranh chấp không dứt giữa Việt Nam với Trung Quốc 


Thiếu tướng Trịnh Minh khi ôn lại căn nguyên xảy trận hải chiến này đã nói rằng:  “Việc nổ ra trận hải chiến Bãi Đá Gạc Ma tuyệt đối không phải là chuyện của riêng một ngày 14 tháng 3, mà là một trận chiến dẫn đến do sự phát triển không ngừng của cục diện Nam Hải, do sự leo thang không ngừng của tình thế tranh chấp dài ngày ”.   


Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, cùng với sự phát hiện thấy nguồn tài nguyên dầu khí dưới đáy Nam Hải, lợi ích kinh tế của Nam Hải ngày càng trở nên nổi trội, các nước xung quanh bắt đầu dùng vũ lực để cưỡng chiếm các đảo san hô thuộc các quần đảo ở Nam Hải với mưu đồ đưa vào lãnh thổ của mình, có những nước còn sử dụng cả đầu tư nước ngoài vào việc khai thác nguồn dầu khí dưới đáy biển. Lúc này, lãnh thổ các đảo ở Nam Sa nước ta tuy đã có đường cương giới đứt đoạn đã được tuyên bố công khai, nhưng trên thực tế ngoài hòn đảo Thái Bình có chính quyền Đài Loan đóng ở đó ra, vào thập niên 70, chưa có bất cứ hòn đảo nào thậm chí là đảo san hô trong quần đảo Nam Sa được Trung Quốc chiếm cứ thực tế. Khi ấy, Trung Quốc đang ở vào thời kỳ đầu của cuộc mở cửa cải cách, đòi hỏi phải xây dựng được một môi trường hòa bình, tức vừa cần một môi trường xung quanh ổn định, lại vừa cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc phải kềm chế để tìm cách đàm phán với các nước xung quanh nhằm giải quyết sự tranh chấp những hòn đảo này. Ngặt nỗi các nước xung quanh Nam Hải, bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ 20, lại liên tục dùng các thủ pháp quân sự để chiếm lĩnh một phần các hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa.


Hải quân Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn đang rất khó khăn vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, đã chi viện vô tư cho Hải quân Việt Nam, thậm chí còn trực tiếp điều quân đội tới tham gia tác chiến chống Mỹ. Vào thập niên 70, đã từng bất chấp hiểm nguy hiệp trợ cùng nhân dân miền Bắc Việt Nam rà phá bom mìn, tiến hành phản kích tự vệ trước nguy cơ tập đoàn Ngô Đình Diệm của Nam Việt xâm chiếm Tây Sa uy hiếp nhân dân Bắc Việt, ủng hộ mạnh mẽ cho công cuộc giải phóng thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Cho đến thời kỳ cuối thập niên 70, sự chi viện của quân ta đối với Việt Nam vẫn không hề gián đoạn.


Vào thời kỳ cuối thập niên 70, nhà cầm quyền Việt Nam, với sự xúi giục và hỗ trợ của một nước lớn nào đó, xuất phát từ dã tâm điên cuồng của chủ nghĩa bành trướng dân tộc của mình, đã vong ân bội nghĩa, liên tục tiến hành xâm phạm và gây hấn vũ trang với nước ta, xâm chiếm lãnh thổ nước ta, uy hiếp và phá hoại nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và nền an ninh ở khu vực biên giới nước ta. Chính phủ và lãnh đạo nước ta đã nhiều lần ra các lời khuyến cáo, cảnh cáo và phản đối, song nhà cầm quyền Việt Nam vẫn một mực bất chấp, nước ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã buộc phải tiến hành trận đánh phản kích tự vệ với Việt Nam. Trận đánh bắt đầu vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, trải qua 28 ngày, quân ta tấn công Lạng Sơn…, phá hủy một lượng lớn các thiết bị quân sự ở khu vực Bắc Bộ, Việt Nam, nhằm vào các công trình của nước ta. Bộ đội tham chiến của quân ta đã rút toàn bộ về nước vào ngày 16 tháng 3 sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trừng phạt nặng nề quân xâm lược Việt Nam.


Thắng lợi của trận phản kích tự vệ lần này đã nâng cao được danh tiếng của nước ta trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền quốc tế. Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thỏa mãn, vẫn tiếp tục quấy nhiễu và phá hoại sinh hoạt sản xuất của các cư dân vùng biên giới nước ta, tháng 5 năm 1981, bộ đội biên phòng nước ta  lại một lần nữa đánh trả đập tan, tiêu diệt quân Việt Nam xâm lược ở  vùng núi Pháp Khả tỉnh Quảng Tây và vùng Khấu Lâm tỉnh Vân Nam.


Bước sang thập kỷ 80, Trung Quốc từ thời kỳ động loạn của cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” chuyển sang thời kỳ mở cửa cải cách, các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương… đã tăng cường mối quan tâm với vùng biển cùng biên giới biển của tổ quốc, còn đã từng đích thân tới Hải Nam, Tây Sa… để thị sát các đơn vị bộ đội có liên quan tới hạm đội Nam Hải… đã đề ra phương châm nhìn xa trông rộng “chủ quyền thuộc ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”.


Tháng 5 năm 1981, nước ta lần đầu tiên phóng tên lửa vũ trụ ra vùng biển Thái Bình Dương và đã đạt được thành công mỹ mãn. Biên đội tàu khu trục của hải quân Trung Quốc đã bảo đảm hộ tống cho hoạt động xa bờ lần này; tháng 10 năm 1982, nước ta đã phóng thành công từ dưới nước tên lửa vũ trụ bằng tàu ngầm trên biển, đánh dấu một bước phát triển mới về công nghệ của hải quân nhân dân nước ta. Khi  ấy, cả nước dồn trọng tâm vào xây dựng kinh tế, biên chế quân đội phải tinh giảm, xây dựng quân đội phải nhẫn nại, hải quân nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, đã kiên quyết chấp hành nhiệm vụ củng cố phòng thủ Tây Sa, khởi động thêm các hoạt động tuần tra mặt biển, tuần tiễu không trung và diễn tập huấn luyện trang bị quân sự ở Nam Sa. Những hành vi xâm lược của Việt Nam khi ấy đều là thừa hành chính sách bắt giữ giáo dục rồi khoan hồng phóng thích. Tháng 11-12 năm 1985, biên đội Hữu hảo Hạm thuyền Hải quân nhân dân nước ta lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, được hợp thành từ tàu khu trục đạn đạo 132 và tàu cung cấp dầu X615, đều là tàu nội địa một trăm phần trăm. Đi qua biển Nam Trung Hoa, vào Ấn Độ Dương tới thăm 3 nước Pakistan, SriLanka và Bangladesh, trên đường trở về còn gặp biên đội tàu của Mỹ, thăm hỏi nhau và tiến hành các hoạt động giao lưu, hữu nghị trên biển. Tất cả những điều đó đều là hoạt động thể hiện trước thế giới và châu Á việc thừa hành chủ quyền của nước ta đối với các đảo ở Nam Sa cùng các vùng biển có liên quan.



Việt Nam can thiệp vào việc xây dựng trạm quan trắc biển của nước ta đã khiến cho mâu thuẫn Trung-Việt càng gay gắt hơn


Tháng 2 năm 1987, đại diện hơn 100 quốc gia và khu vực đã tới tham dự Hội nghị Thường niên Ủy ban biển lần thứ 14 tại Trụ sở UNESCO đóng tại Paris, Pháp. Ngày 21 tháng 2, các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí thông qua “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn cầu”. “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn  cầu” này yêu cầu phải xây dựng các trạm quan trắc biển có số hiệu đăng ký thống nhất trên mặt biển toàn cầu, đồng thời quyết định để cho các nước chịu trách nhiệm xây dựng các trạm quan trắc biển trong địa phận nước mình, mọi nguồn quan trắc trong tương lai sẽ do các nước cùng hưởng.


Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị khi ấy là Cục trưởng Cục biển Quốc gia La Ngọc Như đã tỏ ra nhạy bén khi hiểu được đây vừa là một cơ hội thỏa mãn được nhu cầu về an ninh hàng hải trên vùng biển Nam Trung Hoa rộng lớn cho các nước trên thế giới, lại vừa là cơ hội để có thể thể hiện chủ quyền đối với Nam Hải của Trung Quốc, tuy biết rằng sức mạnh kinh tế công nghệ trong nước khi ấy còn hết sức hạn chế, nhưng cũng đã vẫn chủ động đề xuất để Trung Quốc chọn địa điểm và xây dựng trạm quan trắc ở Nam Hải. Khi ấy, đại biểu của Việt Nam và Philipines cùng các đại biểu tham dự hội nghị khác đã thống nhất chấp thuận để Trung Quốc xây dựng 5 trạm quan trắc biển, trong đó xây 3 trạm ở Trung Quốc đại lục, còn ở quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa mỗi nơi xây 1 trạm. Trạm quan trắc biển ở quần đảo Nam Sa có số hiệu đăng ký là “74”.        


Để bảo đảm cho việc xây dựng trạm quan trắc được tiến hành một cách thuận lợi, Quốc Vụ viện và Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ này cho hải quân. Thế là, đến tháng 5 và tháng 10 năm 1987, hải quân cùng với Cục biển Quốc gia 2 lần điều tàu đến quần đảo Nam Sa để khảo sát chọn địa điểm. Tháng 11 cùng năm, Trạm 74 được định địa điểm tại Bãi đá Vĩnh Thử.


Cơ sở cho việc lựa chọn địa điểm này là những tích lũy có được qua công tác khảo sát và vẽ bản đồ biển suốt trong thời gian dài về Nam Hải của Hải quân Trung Quốc và ngành giao thông vận tải của nước ta, đồng thời cũng là sự biểu hiện về trách nhiệm của Trung Quốc đối với an ninh lãnh thổ biển của mình và an ninh đường biển trọng yếu của quốc tế.  


Bãi đá Vĩnh Thử là một bãi đá ngầm nằm trong quần thể bãi đá Doãn Khánh, dài khoảng 15 hải lý, rộng khoảng 5 hải lý. Trạm quan trắc biển số 74 nằm trên Bãi đá Vĩnh Thử được hoàn thành thiết kế tháng 12 năm 1987, tháng 2 năm 1988 bắt đầu thi công. Nhiệm vụ này do hải quân đảm nhận, các bộ và ủy ban có liên quan của nhà nước, đặc biệt là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Giao thông… đã hỗ trợ rất tích cực, khi ấy nhà nước không chỉ điều các tàu tác nghiệp công trình, mà còn cung ứng cả các loại nguyên vật liệu ra ngoài khơi xa Nam Hải, sĩ quan binh lính hải quân, trong một môi trường khốc liệt, đầy sóng gió, mặn chát, đã nhất mực không sợ khổ sợ chết khi làm việc trên quần đảo Nam Sa để hoàn thành nghĩa vụ 
quốc tế đã được Liên Hiệp quốc quyết định.    


Ngày 13 tháng 2 năm 1988, Bộ Tổng tham mưu chính thức phê chuẩn một nhóm hải quân xây dựng trạm quan trắc khí tượng  biển trên quần đảo Nam Sa, xác định sẽ do căn cứ Du Lâm của hải quân thành lập bộ máy chỉ đạo. Tiếp đó, Trạm quan trắc Bãi đá  Vĩnh Thử  chính thức được khởi công xây dựng. Hiện trường thi công ở Bãi đá Vĩnh Thử do tàu đào đá kiểu máy xúc đào mở một đường đi trên bãi san hô rắn chắc, lại còn phải dùng bộc phá dưới nước, thứ mà hàng trăm con người áp dụng là lao động thủ công. 


Gần 2.000 tấn xi măng đều được các chiến sĩ hải quân vác từng bao đến hiện trường thi công, họ chuyển chúng từ trong các khoang lớn của tàu hàng bụi bay mù mịt, từ tàu lớn chuyển sang tàu nhỏ, rồi từ tàu nhỏ dỡ đưa xuống xuồng nhỏ, lại từ xuồng nhỏ vác lên bãi đá ngầm. Cứ dựa vào sức người được hợp lại từ tay, chân, vai, lưng như  vậy mà đưa vật tư, nguyên vật liệu chở từ đại lục của tổ quốc tới để chuyển lên Bãi đá Vĩnh Thử một cách đầy kỳ tích.


Trải qua sự phấn đấu gian khổ tuyệt vời suốt hơn nửa năm trời, đã biến Bãi đá Vĩnh Thử thành bức thành khoa học Nam Sa, thành trạm an ninh hàng hải ở Nam Hải. Con đường biển cửa ngõ cấp ngàn tấn, với lầu quan trắc biển dài hàng trăm mét đã lấp đầy khoảng trống dự báo quan trắc khí tượng thủy văn  của thế giới, cung cấp sự bảo đảm đầy khoa học cho an ninh hàng hải quốc tế. Trong khi thi công không chỉ phải chiến đấu với môi trường đầy khắc nghiệt, mà còn phải lo vật lộn với tàu thuyền máy bay do nhà cầm quyền Việt Nam ngang ngược bất chấp chỉ huy. Thiếu tướng Trịnh Minh nói: “điều này đã gây khó dễ quá nhiều cho đội công trình của hải quân nhân dân chúng ta”.


Công trình trên biển không lớn cũng không nhỏ này đã tiêu tốn mất thời gian hơn nửa năm trời, cuối cùng đã được hoàn thiện vào ngày 2 tháng 8 năm 1988.  Ngày 3 tháng 8, Quốc vụ Viện và Quân ủy Trung ương ra thông tư biểu dương toàn thể sĩ quan binh lính đã tham gia xây dựng trạm. Việc xây dựng trạm này đã trở thành tư liệu hàng đầu chuẩn xác đáng tin cậy nhằm cung cấp cho Trung Quốc nghiên cứu về quy luật biển và quyển khí, đã cung cấp sự bảo đảm khoa học quan trọng cho việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên Nam Sa, bảo vệ sự đi lại trên đường biển Nam Sa, là một món quà quý giá của nhân dân Trung Quốc đóng góp cho thế giới.     


Nhưng ngay trong thời gian nước ta tiến hành khảo sát, chọn địa điểm và chuẩn bị thi công, nhà cầm quyền Việt Nam đã đột ngột trở mặt, thay thế đại biểu nước mình từng bỏ phiếu tán thành tại Hội nghị của Ủy ban Biển, chỉ thị cho Bộ Ngoại giao của mình ra tuyên bố “phải tiến hành can thiệp việc xây dựng Trạm quan trắc biển số 74 tại quần đảo Nam Sa”. Ngay chính lúc tàu kỹ thuật của ta đang tác nghiệp, nhà cầm quyền Việt Nam đã nhiều lần điều tàu đến tiến hành trinh sát và quấy nhiễu xung quanh Bãi đá Vĩnh Thử, đồng thời âm mưu đưa người lên bãi đá ngầm để can thiệp, hủy bỏ thay thế thi công của phía ta. Sau khi hành vi của họ bị thất bại, họ đã điều binh khiển tướng, trắng trợn tới xâm chiếm một vài hòn đảo đá ngầm xung quanh Bãi đá Vĩnh Thử trong quần đảo Nam Sa của nước ta. Để bảo đảm cho việc thi công xây trạm được an toàn, từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã lần lượt vào đóng quân ở nhiều đảo đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa.   

Chụp ảnh chung sau trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma



Trong Trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma, hải quân Trung Quốc buộc phải phản kích 28 phút kết thúc trận chiến   


Sự khiêu khích của nhà cầm quyền Việt Nam đối với nhân dân Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trong công trình xây trạm. Chiều ngày 18 tháng 2 năm 1988, hải quân nhân dân Trung Quốc và hải quân nhân dân Việt Nam lần lượt tranh nhau đổ bộ lên Bãi đá Hoa Dương, cả hai bên đều cắm quốc kỳ của nước mình để đối đầu. Cuộc đối đầu  diễn ra trong 3 giờ đồng hồ, trời đổ mưa, sóng biển dâng cao, quân Việt Nam bị mưa to gió lớn, sóng biển đánh cho tơi tả, cuốn đi mất cả quốc kỳ. Sáu sĩ quan binh lính của Trung Quốc đã cố thủ trên bãi đá ngầm suốt hơn 40 giờ đồng hồ, đồng thời đã xây xong được nhà sàn. Hải quân Việt Nam tuy không dám liều mạng cưỡng chiếm các Bãi đá Vĩnh Thử và Bãi đá Hoa Dương do hải quân nhân dân Trung Quốc đang khống chế, nhưng từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2, các nhân viên vũ trang của Việt Nam đã xâm chiếm 5 hòn đảo đá ngầm là Tây Tiêu, Vô Dặc Tiêu, Nhật Tích Tiêu, Đại Hiện Tiêu, Đông Tiêu, tạo thành thế bao vây Bãi đá Vĩnh Thử.


Xét thấy tình thế hiểm nguy của cục diện, cuộc chiến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, Hải quân Trung 
Quốc đã yêu cầu tăng quân cho Nam Sa. Nhưng thực lực của Hạm đội Nam Hải khi ấy còn rất hạn chế, ngày 22 tháng 2, Hạm đội Nam Hải điều tàu hộ tống 502 thuộc biên đội 502; ngày 5 tháng 3, các tàu hộ tống 531 và 556 thuộc biên đội 531 của Hạm đội Đông Hải của hải quân vượt trùng khơi tới nơi, cộng thêm tàu của biên đội 552 đang ở Nam Sa, trên mặt biển gần Bãi đá Vĩnh Thử cũng tập trung một vài chiếc tàu của Trung Quốc. Các tàu khi ấy đều tới bãi đá phòng thủ, hòng ngăn chặn quân Việt Nam tiếp tục xâm chiếm các đảo đá ngầm của Trung Quốc và phá rối thi công ở Bãi đá Vĩnh Thử, có thể nói, binh lực của Hải quân Trung Quốc vẫn là khá phân tán.     


Chiều tối ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu vận tải có vũ trang HQ604 của Hải quân Việt Nam đã neo lại ở Bãi đá Gạc Ma gần Bãi đá Vĩnh Thử. Chỉ huy trên biển của hải quân nhân dân ta, Trần Vĩ Văn, liền lập tức quyết định: Điều một phân đội đổ bộ lên bãi đá ngầm, cắm quốc kỳ. Bên quân Việt nam do không nhìn thấy sự cảnh cáo lần nữa của sĩ quan binh lính đóng trên bãi đá ngầm, đã điều hơn 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên bãi đá ngầm cắm quốc kỳ, hình thành thế cục đối đầu với sĩ quan binh lính của ta đang đóng trên bãi đá ngầm.


Chính giữa lúc hai bên đang vật lộn giằng co với người bảo vệ cờ, một lính Việt Nam đã giương súng nhắm bắn vào lính chống tàu ngầm Trương Thanh bên quân ta, phó đội trưởng pháo binh tàu 502, Dương Chí Lượng, đưa tay trái ra túm chặt lấy báng súng của quân Việt hất lên. Súng bên quân Việt Nam nổ, cánh tay trái của Dương Chí Lượng liền bị bắn xuyên qua! Đúng 8 giờ 47 phút. Quân Việt Nam nổ phát súng đầu tiên. Bộ đội đổ bộ lên đảo thuộc hải quân Trung Quốc lập tức nổ súng bắn trả, một trận hỗn chiến trên bãi đá ngầm. Tàu HQ604 của quân Việt Nam  đã nổ súng trước, tiếp đó tàu đổ bộ 505 và tàu HQ605 của bên quân Việt Nam cũng nổ súng theo. Trần Vĩ Văn ra lệnh bắn trả, tàu 502 là tàu chỉ huy bên quân ta bắn trúng tàu HQ604 bên quân Việt Nam, chỉ trong ít phút, tàu này đã bị bắn chìm.


Cùng lúc ấy, các tàu 531, 556 của hải quân nhân dân ta cũng nhả đạn về phía tàu quân Việt Nam, hỏa pháo dồn dập mạnh mẽ lập tức bắn chìm tàu HQ605, bắn trọng thương tàu đổ bộ 505 bên quân Việt Nam. Tàu đổ bộ 505 bên quân Việt Nam hoảng loạn va trúng phải rạn san hô của Quỷ Hàm Tiêu, không có cách gì di chuyển ra khỏi được. Thiếu tướng Trần Vĩ Văn nhớ lại:  “Tàu 505 là tàu có công của Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam muốn giữ nó lại để làm kỷ niệm, vào ngày 16 tháng 7 năm 1989 đã điều 2 tàu kéo ra kéo chiếc tàu này, nhưng do đã bị thương quá nặng trong trận chiến ở Bãi đá Gạc Ma, nên đã bị chìm xuống biển khi đang được kéo đi”. Cả trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma chỉ diễn ra trong có 28 phút là tuyên bố kết thúc.  

Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân ta trong trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma đang nói về trận hải  chiến ấy. Ảnh: Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.



Trong trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma, tàu hải quân ta tốn mất 285 phát đạn pháo 100 ly, 266 phát đạn pháo 37 ly, bắn chìm 2 tàu HQ604 và HQ605, bắn bị thương nặng tàu 505 của Việt Nam, tàu HQ604 và HQ605 của Việt Nam khi ấy là 2 tàu vận tải có vũ trang. Thiếu tướng Trần Vĩ Văn nhớ lại: “Biên chế cho loại tàu vận tải này là 36 người, Việt Nam lại xếp trên mỗi tàu là một đại đội công binh 100 người, biên chế của tàu đổ bộ 505 là trên 100 người, sau trận chiến, quân Việt Nam bị bắt sống 9 người. 


Bên quân Việt Nam bị thương vong hơn 300 người. Khi người lính Việt Nam đầu tiên được cứu vớt lên, lời đầu tiên của của anh ta là ‘Cảm ơn các ông đã cứu được tôi, tốt nhất là các ông đưa tôi sang Hong Kong’, tôi cho anh ta uống nước, người lính Việt Nam ấy sợ bị đầu độc, vị chính ủy tàu đã không ngần ngại uống trước một ngụm, gã tù binh này mới giằng lấy bình nước uống”. Trong trận hải chiến này, tàu của hải quân ta toàn vẹn không bị tổn thất, chỉ  có một mình Dương Chí Lượng là bị quân Việt Nam bắn bị thương. Trong trận chiến, Hải quân Trung Quốc luôn buộc phải bắn trả quân Việt Nam. Sau trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma, đồng chí Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy trung ương đã ký lệnh ban thưởng.


Không thể đánh đồng được trình độ trang bị của Hải quân Việt Nam với của Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến này, có tải trọng lớn nhất trong số 3 tàu tham chiến bên quân Việt Nam khi ấy là tàu đổ bộ 505, trọng lượng nước rẽ tiêu chuẩn là 1.653 tấn, trọng lượng nước rẽ chở đầy là 822 tấn. Đáng nói là tàu đổ bộ 505 là tàu Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam vào tháng 3 năm 1974. Trong số 3 tàu tham gia trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma của bên quân ta thì tàu 556 là tàu hộ tống đối biển, tàu 502 là tàu hộ tống cỡ 65 bắt  đầu được chế tạo vào thập niên 60, tàu 531 là tàu hộ tống đạn đạo phòng không.
Khi nói về trang bị của hải quân ta, Thiếu tướng Trịnh Minh nói:  “Trang bị của tàu bên quân ta khi ấy rõ ràng là hơn hẳn bên quân Việt Nam, nhưng trang bị cho tàu tham chiến thì lại vẫn bộc lộ rõ những điểm yếu, đem lại nhiều khó khăn cho sĩ quan binh lính ở tiền tuyến. Thực ra chỉ có mỗi chiếc tàu 531 tham chiến là được chế tạo ở Thượng Hải vào cuối thập niên 60. Tuy là một chiếc tàu hộ tống đạn đạo, nhưng nó phụng sự chủ yếu là nhiệm vụ thử nghiệm trên biển của quân ta, cả máy chính, chủ pháo trên đó đều đã được trang bị sau khi đã trải qua đủ kiểu sát hạch thử nghiệm, máy chính đã quá tuổi thọ, chủ pháo cũng đã bị han gỉ nặng. Do kinh phí thiếu thốn, tàu 531 ra chiến trường khi ấy không hề được  trang bị tên lửa, mà chỉ được trang bị pháo 100 ly. Do chủ pháo đã bị lão hóa, tàu 531 khi ấy vừa mới bắn xong được vài phát đã phát sinh sự cố, nên đã không bắn chìm được tàu 505 của Việt Nam. Sau trận chiến, chiếc tàu có công này đã được thưởng huân chương quân công hạng ba, sau khi nghỉ trận đã cùng với tàu 502 được đưa vào trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Hải quân ở Thanh Đảo”.       



Bảo vệ an ninh biển của Trung Quốc đòi hỏi phải có chiến lược biển rõ ràng và sự hỗ trợ của lực lượng hải quân lớn mạnh  


Trận hải chiến lần này diễn ra chỉ vẻn vẹn có 28 phút, đồng thời với việc đánh lại quân xâm lược cũng đã để lại cho chúng ta rất nhiều gợi mở. Sau trận chiến, hải quân nhân dân ta lập tức tuân theo mệnh lệnh của cấp trên là dừng truy kích, không thu hồi những hòn đảo san hô khác mà Việt Nam khi ấy chưa cưỡng chiếm. Trải qua trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma, mọi người cũng đã suy ngẫm nhiều hơn đến ý thức về chủ quyền biển của Trung Quốc. Ngày nay, hơn 40 hòn đảo san hô  trong quần đảo Nam Sa của ta vẫn đang bị nước khác cưỡng chiếm, trong đó Việt Nam chiếm 29 đảo san hô ở Nam Sa, về cơ bản đã khống chế được vùng biển phía tây Nam Sa. Do Nam Sa ở cách đường bờ biển của ta tương đối xa, nên đối mặt với cục diện các đảo san hô ở Nam Hải bị nước khác chiếm giữ, chúng ta phải đề ra những thử thách khắc nghiệt hơn cho năng lực tác chiến xa bờ của hải quân ta.

Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển của quân ta trong trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma và phu nhân. Ảnh: Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.
Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, cựu Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị Hải quân Trung Quốc đang kiểm tra không bỏ sót từng chi tiết có liên quan đến trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma. Ảnh: Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.

Nguồn: 21CN
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Bản tiếng Việt © Quốc Trung


+++++++++++++++



Bài liên quan:

Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974.



+++++++++++++++++

32 phản hồi to “584. Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma”


  1. Trung Quốc muốn ta đánh Mỹ đến người VN cuối cùng! Tử tế nhỉ. Lộ cái mặt đểu còn kể công, kể lênh, đó là nghĩa vụ quốc tế không thể khác được.
    Đúng là vừa đánh trống, vùa ăn cướp, vừa đánh đĩ, vừa la làng. Nói lấy được.Dám bảo VN là xâm lược, là uy hiếp, là bành trướng, là bá quyền…Như các cụ ngày xưa “mày nói chó không nghe được”.
    Một nước nhỏ dám bá quyền, dám bành trướng với nước lớn có truyền thống xâm lược, muốn làm bá chủ hoàn cầu, đâu đâu cũng có nốt chân.Cứ làm như thế giới này không có mắt. Đánh hơi thấy dầu khí vô tận dưới biển khơi, lợi dụng đục nước béo cò đánh nhau với quân đội VN CH cướp trắng HS của VN!
    Kẻ thù truyền kiếp của DT VN.Nói thật không thể đội trời chung.
    Các vị LĐ có đọc bài này không mà mờ mịt thế, lúc nào cũng “láng giềng gần” nó “khoét cả ruột” đến nơi rồi vẫn giả bộ như không biết.
    Ác với dân, hèn nhát với giặc. Người ta có câu: Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng…Đằng này có thể biết đấy nhưng lú mất rồi! Nó thôi miên bắt mất hết hồn vía rồi!

  2. ly đã nói

    đả đảo bọn bán nước ,đả đảo bọn trung quốc xâm lược !! đọc bài mà sôi gan căm thù !

  3. Nam đã nói

    Đúng là thân phận của kẻ nghèo hèn, hết bị Mỹ bán Hoàng sa cho Trung cộng, rồi bị Liên xô (đang đóng quân ở vịnh Cam ranh khi đó) không bảo vệ làm cho chiến sĩ bị hy sinh. Bây giờ thì lại bị mua đất lấn biển…
    Sao mà báo cáo của bọn chúng mô tả rất rõ số lượng hải quân mình rồi loại tàu nào trọng tải bao nhiêu, mà thông tin của mình thì lúc nào cũng im re vậy kìa???
    Bắt thang lên hỏi ông trời
    Khi nào nước Việt tới hồi thai lai
    Để cho những lũ ngoại bang
    Hết dám xâm lấn, khinh khi nước mình

  4. Tô Tần đã nói

    Trung Quốc đồng ý cấp 300 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhân chuyến công du của Tập Cận Bình
    ———-
    Hà hà ! “Trương Nghi thời hiện đại” đi làm thuyết khách để phá thế Hợp tung ở biển Đông đấy à ! Hỡi Tập Cận Bình ! Kẻ đại diện cho bọn lang sói bành trướng TQ, người dân VN chúng tôi mời ông về nước đi cho. Và hãy nói rõ với đồng bọn của ông rằng: Dân VN chúng tôi đã dư biết âm mưu của các ngài, trước mắt các ngài đang cùng lúc áp dụng 03 mũi tấn công:
    1/ Dùng “Thắc chặc quan hệ song phương” để phá “Quốc tế hóa biển Đông” ! Kèm theo đó là mang theo tiền, quà để dụ dỗ, phân hóa địch đồng thời xâm thực Kinh tế- Văn hóa bất kỳ lúc nào có cơ hội.
    2/ Trong ngoại giao, áp dụng “ Kẻ đấm, Người xoa” ( hệt thời “Mao đấm- Chu xoa” ấy ), cùng lúc với kế hoạch “Vừa Đe nẹt, vừa Thuyết phục”.
    3/ Không ngừng tiến hành chiến lược lâu dài : “Tầm ăn dâu” đối với biển đảo và cả đất liền của lân ban ( ưu tiên một là VN )
    Tuy lãnh đạo VN hiện nay thiếu bản lĩnh, đần độn và hèn nhát, lại tối mắt vì lòng tham, ở trong thế kẹt Kinh tế, …nên dễ hiểu, các khoản tiền nhấp nhả của các ngài sẽ luôn khiến họ mọp người. Chuyện ấy chẳng có gì lạ, nhưng các ngài cần nhớ kỹ:
    -Đám người ấy chỉ là một thiểu số tham nhũng và cơ hội, không phải là tất cả dân VN. Không ai xem chúng là đại diện cả, do đó, kế hoạch giúp vũ khí ,tiền bạc để cho chúng “giữ ghế…dù đàn áp đến người VN cuối cùng” sẽ là một kế hoạch tồi, không có cơ may thành công nào đâu ! Hãy xem lại lịch sử nhé !
    -Ngày nay , các ngài đã nghe thấy “tiếng vọng khao khát tự do” trong xã hội nát bét của chính các ngài chưa ? Còn chúng tôi thì nghe rất rõ, dân của các ông không còn ý định nhân nhượng các ông, họ bắt đầu cùng nhau nói : “ Huyết Trái, Huyết hoàn!”. Khi mà câu gào thét “ Nợ máu phải trả bằng máu” ấy đã xuất hiện trên môi người dân bị áp bức ở nước các ông, chúng tôi e rằng nó sẽ lan rộng nhanh, mạnh đến mức các ông sẽ không thể ngờ nổi. Rất nên “lo lắng” đấy các ông ạ !
    -Cơn khát năng lượng hóa thạch đã đang và sẽ tiếp tục làm mặt mũi các ngài bơ phờ , làm tiếng gầm gừ đe dọa lân ban của các ông hơi thiếu sinh khi….cả thế giới ai cũng biết điều ấy cả. Mỹ và các gã to con kia lại càng quan tâm ! Giọt dầu biển Đông, chắc chắn phải đổi bằng giọt máu, các ông tránh mãi được sao ?

  5. dân thường đã nói

    Ta cứ 4 tốt, 4 tốt, tốt…. bạn Lào lại tưởng ta là: bốn rắm, rắm… rắm…

  6. Ho Chan That đã nói

    Oh oh!!! lại một bài viết đem “tính đảng” ra để mị dân đây mà (!!!) Làm gì có chuyện “hải chiến” mà giết được 64 lính của bên kia, làm thương hàng trăm người khác, trong khi mình chỉ bị thương….1 người??? Đây chỉ là là hành động của kẻ cướp, kẻ mạnh thôi…
    Không biết bên VN đã rút ra được những “bài học” gì từ thất bại này (một “thất bại” đúng nghĩa vì “lỗi nhận định tình hình”: chắc chắn chẳng có “anh” Tướng nào lại đem quân “tay không” giữ đảo (toàn là công binh lính mới) khi biết chắc đối phương sẽ dùng vũ lực, có chăng “các anh” ấy cho rằng Tàu sẽ ko “động thủ” mà chỉ “tranh chấp” bằng “sức người” thuần túy!!!)
    Tôi chỉ thấy các phương tiện truyền thông ca ngợi tinh thần xả thân của lính ta (Việt Nam) mà ko thấy “trách nhiệm” chút xíu nào của các cấp chỉ huy cao hơn (?!?!?!) Hay họ “kỷ luật nội bộ” thế nào thì tôi cũng ko biết (Nhưng người chết là “ngoại bộ” mà kỷ luật thì “nội bô” nghe nó …. kỳ kỳ thế nào ấy!!!!)
  7. [...] Nguồn anhbasam [...]
  8. [...] Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma [...]

  9. Nguyen Khanh Trong đã nói

    Đây chính là bản chất không thay đổi của bọn Tàu khựa : “Bá quyền-Bành trướng xâm lược” nước VN ta đó thôi ! Chẳng thế, NS. Trịnh Công Sơn đã viết từ lâu ca khúc Gia tài của Mẹ : “… một ngàn năm đô hộ giặc Tàu …” đó sao !
  10. Anh không dẫn đương link 2 bài hôm qua của Cu rồi, hu hu

  11. Khách đã nói

    Bọn Tàu Ô này tinh tướng thật! Chỉ rình Việt Nam mất cảnh giác là nó nhảy xổ vào đớp trộm! Với nhưng trận chiến được chuẩn bị trước, chắc chắn không xơi nổi QDND Việt Nam! Ví như Chiến tranh biên giới năm 1979, bọ Tàu Khựa chỉ cần ở thêm 15 ngày nữa, 3 quân đoàn chủ lực của VN ở Miên Nam ra kịp thì 50 vạn quân Tàu bó xác đem về!

  12. Mongun đã nói

    Hôm qua xem VTV Trọng “lú” tiếp TCB vẫn ca ngợi 16 chữ và 4 tốt. Mất nước đến nơi rồi các bác ạ.

  13. Khách đã nói

    Bạn vàng “láng giềng gần” “phản kíc tự vệ” sử dụng “tàu hải quân ta tốn mất 285 phát đạn pháo 100 ly, 266 phát đạn pháo 37 ly” để bắn trực diện lính Hải quân Việt Nam đang nửa chìm nửa nổi trên đảo Gạc Ma.
    Người mà dính đạn 37mm và đạn 100mm thì ra cái gì nhỉ …
    Chúng nó giết người dã man thì được phép đưa lên báo chúng nó. Còn lính ta chết không toàn thây thì lại không dám đưa do “nhạy cảm”…
    Ôi ! Tổ quốc ta, đất nước Việt Nam ta chưa bao giờ… hèn hạ như hôm nay.
    Đau.

  14. donghailongvuong đã nói

    Qua việc blog anhbasam thỉnh thoảng đăng những bài dịch của phía Tàu có lẽ chúng ta (người người/nhà nhà) dần dần phải tìm hiểu tin tức, hình ảnh phía họ thế nào.
    Ngược lại Tàu có những chương trình phát thanh tiếng Việt, học tiếng Việt dụ thanh niên – học sinh vào nghe/đọc/học nhưng thỉnh thoảng họ vẫn thâm độc gài những tin kiểu Nam Sa – Tây Sa rất nguy hiểm.
    Ví dụ :
    Trước đây, một số nhà báo Việt Nam hay dịch bài từ phía Trung Quốc những tin tức rất vô thưởng vô phạt nhưng bị tai nạn về những chuyện Nam Sa – Tây Sa một cách vô thức, rồi Thác Đức Thiên => Nhưng toàn là của Ta bị Tàu chiếm, lấn
    (Từ năm 2007 đến 2010, có đến 4 lần tôi gọi điện xỉ vả ầm ĩ một số tòa báo đăng tin tào lao)
    Một ví dụ khác cách đây 4 năm, chú ý đoạn cuối từ phút thứ 3’36

  15. Công dân XHCN đã nói

    Rõ nhé: 16 tốt 4 chữ vàng bọn Lê chiêu Thống ngày nay để lên mà thờ.
    Còn Dân Việt từ ngàn năm nay quá rõ tâm địa của thằng Láng giềng to xác tham lam rồi.
    Nghĩ lại cứ chẳng đổ xương máu ra đánh Pháp – đánh Mỹ lại hay. Bỏ bao xương máu để mong dành độc lập tự do dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ cha ông thì nay lại vào tay nô lệ của giặc Tàu. Lũ Chiêu Thống nắm quyền cai trị nhân dân bằng sự xảo trá và tàn độc còn hơn cả thời thực dân.Đúng là: ác với dân hèn với tàu.

  16. Quốc Hận đã nói

    khốn nạn thay kẻ vừa đánh vừa ăn cướp , vẫn hữu nghị , vẫn hoan hô bạn 4 tốt , bắt người dân câm miệng , ai nói ra bắt bỏ tù luôn , không được quyền yêu đất nước tổ quốc , bọn chúng không phải dân Việt nên mới hành động như thế ,sự việc quá rõ ràng , nhân dân còn tin tưởng chúng nói nữa không ? mọi người nghĩ sao ? hay bỏ đất nước để đời đời con cháu ta làm nô lệ , thành một tỉnh của Tầu , tổ quốc Việt Nam sóa tên trên bản đồ thế giới , dân tộc ơi ! đau thương quá ! đất nước ơi ! TỔ QUỐC ƠI ! ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CỦA TÔI KHÔNG CÒN NỮA , khốn nạn thay lũ bán nước phản dân tộc mặt trơ trơ không biết nhục …………..

  17. Khách đã nói

    [...]Hôm qua con tôi, một đứa con gái 13 tuổi, đã nói rằng: Trẻ con Việt Nam đẻ ra đã ghét Tàu roài.

    • Mũi Tẹt đã nói

      À, triệu chứng này là do trong máu người Việt ta có tố chất mà các nhà khoa học gọi là kháng thể Antichina. Hễ thấy có kẻ lạ “bốn tốt” xuất hiện thì nó lại tự kích hoạt. Nhờ kháng thể này mà còn tồn tại bản sắc người Việt.

      • Người SG đã nói

        ban nói rất đúng, tôi có đứa cháu 13 tuổi dẫn đi siêu thị, như nhất định không mua hàng hóa gí của China. tôi có hỏi mới biết không phải chỉ có cháu tôi, mà hình như cả lớp học. các bạn biết không, tôi thấy hạnh phúc lắm. Mong rằng người Việt chúng ta đều như vậy. Có những số hàng VN chưa có, hãy mua của Ấn độ họ cũng đa dạng như Tàu vậy. mong các nhà kinh doanh VN chuyển hướng nhập từ Ấn.

  18. thích lịch sử đã nói

    01 trang sử đen tối cho những người còn lương tri với nước Việt

  19. Moitrungky đã nói

    Nêu hoan vi 2 nươc thi day la bai cua phong viên bao le phai VN

  20. Tiến Quân Ca đã nói

    Mẹ tổ quốc Việt Nam ơi!
    Xin kính cẩn nghiêng minh trước anh linh của các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ đất nước.
    Thế hệ con cháu hôm nay và ngày mai luôn tri ân và quyết sống xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh.
    Khúc Tiến Quân Ca luôn thúc giục chúng ta cùng chung tay để xây dựng và bảo vệ đất nước.
    http://tienquanca.vn/?videos=clip-tham-kh%E1%BA%A3o-be%CC%81-ga%CC%81i-ha%CC%81t-quo%CC%81c-ca-vie%CC%A3t-nam

  21. dongphong đã nói

    can gi vn cong san cu phat trien vu khi giet nguoi hang loat di chi  mot ngay roi se rua han . mot tram nam rua han cung khong muon .
  22. [...] Trung Quốc. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của [...]

  23. phúc hưng đã nói

    trận gạc ma quân ta bắn quân ta,cộng sản giết cộng sản,thằng lớn bắn thằng bé,thằng anh đểu thằng em ,mà thằng em không đánh lại.thế mà đại hội đảng 5 -1975 dám tuyên bố ;từ nay việt nam không còn bóng quân thù ,xạo hết ,dan biết hết, cựu chiến binh đánh mỹ biết hết .bỗng chốc hóa thành cừu cả rồi……………………………………………………………?

  24. thanh đã nói

    Cái giá của tình hửu nghị

  25. Thế Nhân đã nói

    - Chiến sĩ hải quân hi sinh trên đảo Gạc Ma.
    - Trẻ thơ cầm cờ 6 ngôi sao giữa thủ đô Hà Nội.
    –> Buồn vô cùng, Tổ quốc ơi!

  26. Dân Việt đã nói

    Đọc mà ứa gan ! Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng.

  27. khach phuong nam đã nói

    Quân mất dạy, vừa ăn cướp vừa la làng

  28. Haisg đã nói

    Đọc mà thấy tội nghiệp “nước lớn” ghê. Cứ bị các nước nhỏ “ăn hiếp”.
    Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
    TH

  29. H-A đã nói

    Điệp khúc: “Quân địch nổ súng trước, quân ta tự vệ….. Kết quả ta mất đạn, địch mất 300 người. Đọc là thấy rõ âm mưu của láng Riềng rồi”.
    Độc giả chúng em có thể đọc và hiểu rõ hơn…
    Thank you các bác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét