Trang

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Hoàn cảnh đáng thương của người Việt tị nạn ở Bangkok

Cần có tự do, làm sao để giúp bây giờ? 
Mi Vân Lovstrom (riêng cho Người Việt)

Lời tòa soạn: Cách đây hơn 1 tháng, ngày 17 tháng 10, cô Mi Vân Lovstrom, một nữ Việt kiều Na Uy về Việt Nam làm từ thiện bị an ninh phi trường Tân Sơn Nhất chặn không cho vào và buộc quay trở lại Bangkok mà không giải thích lý do. Trong thời gian ở lại Bangkok để tìm hiểu lý do vì sao bị chặn không cho vào Việt Nam, Mi Vân Lovstrom đã dành thời gian tìm hiểu về cuộc sống của người Việt Nam, đặc biệt là những người Việt tị nạn chính trị ở thành phố này và có bài viết dưới đây gởi cho báo Người Việt.


***
1. Ngày đầu ở Bangkok

 Ngày 17 tháng 10 tôi về Việt Nam làm từ thiện, khi đến sân bay Tân Sơn Nhất tôi bị chặn lại không được nhập cảnh.

Tôi bị trả về Thái Lan. Ðặt chân xuống Bangkok, tôi không một người quen và đây cũng là lần đầu trong đời tôi đến đây. Chuông điện thoại của tôi như không ngừng reo, những người thân quen của tôi bảo tôi hãy trở về Na Uy đi. Nhưng Trời ơi, giờ này tôi không muốn về nữa, vì lời hứa 100 xe lăn vẫn còn chưa thực hiện. Tôi quyết ở lại Bangkok một mình.

Tôi sẽ ở lại Bangkok cho đến khi xe lăn và gạo đến nơi tôi mới về. Thế là 3 người Na Uy chính gốc quyết định lên đường để đi vào Việt Nam. Khi cuộc hành trình của họ bắt đầu, thì ở Bangkok tôi cũng gặp phải nhiều thử thách mới...


Bữa cơm của người Việt tị nạn chỉ toàn rau và muối. (Hình: Mi Vân)



2. Một chiều lang thang tìm đồng hương 

Tôi trở về khách sạn ngủ một giấc lấy lại tinh thần, sau đó đón taxi đi Samsen để tìm người Việt Nam. 


Tôi dừng chân lại ở một sân banh. Tôi thấy có nhiều nhiều người trẻ đang chơi ở đó. Tôi đi vào hỏi thăm. Không ai nói tiếng Anh cả, chỉ có một cô gái trẻ, nghe được hai chữ “Việt Nam,” cô kéo tay tôi đi. Xuyên qua vài con đường nhỏ, đi vào một ngõ hẻm, cô ấy đưa tôi vào một căn nhà, có một bác gái ở tuổi 50, và một bà lão trông cũng ngoài 80 tuổi.

Họ mời tôi dùng trà nước và trái cây. Bác gái chạy vào phòng gọi người em trai ra nói chuyện. Hóa ra ông ấy là người biết nói tiếng Anh. Mọi người trong nhà hỏi thăm tôi từ đâu đến, họ nhìn tôi rất lạ, có lẽ vì tôi nói mình là người Việt Nam nhưng ở Na Uy. 

Tôi rất vui vì người trong nhà ai cũng vui vẻ và tốt với tôi. Rồi cả nhà chuẩn bị đi lễ, họ hỏi tôi đi cùng không. Thật tình thì tôi không phải đạo Công Giáo, nhưng với tôi khi gặp và quen một ai đó là “có duyên,” nên tôi gật đầu đi cùng cả nhà. Bà lão đến bên tôi nói vài câu tiếng Việt Nam, đến giờ này tôi mới biết, bà lão là người Việt Nam, nhưng đã ở trên đất Thái ngay từ nhỏ, cả nhà là gốc Việt Nam, nhưng chỉ có 1 mình bà còn nói được tiếng Việt.

Bà lão kể tôi nghe, ở làng này người gốc Việt nhiều lắm, nhưng không nói được tiếng Việt nữa, bà năm nay 91 tuổi rồi, gặp tôi bà mừng lắm, rồi bà nắm tay tôi đi, cùng nhau đi đến nhà thờ. Tôi ngồi cùng bà một lúc, xem lại đồng hồ gần 20 giờ. Tôi từ giã bà rồi tôi vội đi đón xe.
Đi một đoạn đường ghé vào 1 cái quán, cô chủ quán nói tiếng Anh được. Cô ấy gốc Việt nữa, tôi mừng như trúng số. Cô hỏi tôi đi đâu cô giúp tìm xe cho, thế là tôi ngồi lại chờ xe, nhưng chờ hoài không thấy. Cô ấy hỏi tôi: “Cô có sợ chết không?” Tôi bảo không, cô ấy lấy chiếc xe máy ra và nói, không sợ chết thì ngồi lên, tôi chở cô ra xa lộ đón taxi.

Cô chở ra đến xa lộ, cô đón taxi cho tôi, và còn ghi lại số phone, cô nói có gì thì tôi phải gọi cô, vì trời tối, đi một mình nguy hiểm lắm. Tôi chợt thấy tình cảm của người và người đang ở quanh tôi, người cùng nguồn gốc, không cùng ngôn ngữ, nhưng hai chữ Việt Nam đã khiến chúng tôi mến nhau, và từ đó tôi được sự giúp đỡ tận tình như thế.


......

Xin xem tiếp:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét