Trang

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Từ nhà ông Truyền đến Biệt thự biển và Nhà thờ họ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chân Dung Quyền Lực
Dân Luận: Chúng tôi nhận được bài viết này qua email, vì không có điều kiện kiểm chứng nên xin độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết.
Từ dư âm vụ ông Truyền, nhiều người lên tiếng, phải tìm sâu làm rõ gốc gác tài sản ngầm của những ông "Truyền" khác. Bởi, trên thực tế, không ít ông "Truyền" khác đang khoác lên mình bộ cánh liêm khiết nhưng kỳ thực lại chính là “con chuột cống” đang ngủ ngon lành trong những chiếc “bình quý”... chỉ là chưa “dịp” lên báo mà thôi.
Nhiều người thừa hiểu rằng tài sản của ông Truyền lớn đấy, nhưng chẳng thấm thoát vào đâu so với cơ ngơi hoành tráng của nhiều quan chức khác. Biệt thự của ông Truyền quá to ở Bến Tre, nhưng xét về giá trị vẫn còn thua xa những dinh thự tầm trung ở các khu đất vàng của gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
nguyen-xuan-phuc.jpg
Một góc căn biệt thự Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang sở hữu

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Trần Thị Nga - Yêu cầu xét xử lại vụ án tử hình Nguyễn Văn Chưởng

nguyentruongchinh.jpg
Bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Vì cơ trưởng đã ấn nhầm nút khủng bố chuyến bay TP.HCM – Vinh phải hạ cánh xuống Nội Bài

(Xã hội) - Vietnam Airlines vừa chính thức phát đi thông cáo báo chi, khẳng định “chuyến bay VN1266 gặp trục trặc kỹ thuật”
Hình ảnh mặt nạ dưỡng khí bung ra do hành khách trên chuyến bay VN1266 được chia sẻ trên Facebook. Ảnh: Nguyễn Cảnh Hải.

Đêm nay, Thạnh ngủ trong mưa lạnh

Ảnh: Nguyễn Văn Thạnh đêm 16/12/2014
Nài nỉ mãi không được, Nguyễn Văn Thạnh đành khoác áo mưa ngồi lên xe máy ngủ. Trời mưa phùnvà se lạnh. Ông chủ nhà nhất quyết không cho Thạnh vào mặc dù Thạnh trả tiền thuê nhà trước 1 tháng (tính đến 19/12 thì mới hết tiền). Thế nhưng chẳng biết kẻ nào ép chủ nhà phải đuổi Thạnh đi từ 5 hôm trước, nại cớ nhà đã bán, họ đập phá ra để sửa chữa.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Y án Nguyễn Đức Kiên, giảm án cho Lê Vũ Kỳ và các bài đăng trong ngày về Nội dung Tham nhũng

 (Thanh Niên)Y án Nguyễn Đức Kiên, giảm án cho Lê Vũ Kỳ

Sau hơn 10 ngày xét xử, chiều qua 15.12, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đã ra phán quyết đối với 6 bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm.

Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm nghe tòa tuyên án
Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm nghe tòa tuyên án - Ảnh: Thái Sơn

Hoàng Dũng - 14 mục tạm giữ tài sản của An Ninh Điều Tra Đồng Tháp và "đạo bất đồng"

- Lần này về anh lại viết note chứ?
- À không. Lần này chả có gì để viết.
Tôi trả lời Đông - cậu trinh sát ngoại tuyến đã theo tôi hơn hai năm - như vậy, khi ngồi trong P4 - Tp Cao Lãnh. Tưởng là 2 anh trinh sát ngoại tuyến này cất công chạy từ SG xuống ĐT chỉ để kiếm và câu lưu tôi cho hết tòa. Nhưng cuối cùng vẫn lại phải viết vì sau đó an ninh điều tra tỉnh Đồng Tháp là Phạm Quốc Trung đã moi móc bằng sạch những gì trong túi tôi ra và lập biên bản tạm giữ.
Khi áp giải tôi từ quán cafe về tới P4, vừa rời xe thì em Lan đã lao tới lôi Sony HD ra quay như quay tội phạm. Mình mỉm cười nhìn em, kệ em quay, dại gái mà. Sau này nghe tôi nói chuyện với các anh khác ở trong phòng, Lan cứ cười và tròn xoe mắt nhìn tôi. Cô ấy khen tôi nói chuyện vui. Còn anh H - công an P4 thì nói tôi hay cười, hehe.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Lời kêu cứu của một người cha và bà mẹ có con gái bị đánh chết trong đồn công an

Bạn đọc Danlambao - Tôi muốn gửi tới Dân Làm Báo lời kêu cứu của một bà mẹ - bà Nguyễn Thị Thanh Liễu có con là chị Trần Thị Hải Yến bị đánh chết trong đồn công an huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên hồi năm 2013. Vụ án đã được xét xử tại Tòa án tỉnh Phú Yên nhưng gia đình cho rằng không thỏa đáng. 

Côn an cộng sản 'đuổi cùng giết tận' gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định

Bạn đọc Danlambao - 8 tháng sau ngày người tù yêu nước Đinh Đăng Định vĩnh viễn ra đi, những người thân trong gia đình nhà giáo quá cố lại tiếp tục trở thành những nạn nhân tiếp theo bị bức hại trong âm mưu "đuổi cùng giết tận" của nhà cầm quyền CSVN.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

BBC-VN làm gì nếu TQ lập vùng cấm bay ADIZ?

Việt Nam không thể 'thoái thác trách nhiệm' lên tiếng nếu Trung Quốc có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông và việc 'thoái thác trách nhiệm' ấy là 'không thể, không được phép', theo ý kiến một nhà phân tích tình hình khu vực từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 13/12/2014, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
"Như thông tin mà chúng ta được biết, Trung Quốc đã bí mật triển khai cái gọi là Vùng nhận diện Phòng không, cái đó tôi nghĩ là nếu Việt Nam không nhanh chóng lên tiếng cùng các lực lượng bảo vệ hay yêu chuộng hòa bình khác, kể cả các cường quốc bên ngoài như Mỹ hay Nhật Bản...
"Thì Việt Nam gần như là thoái thác trách nhiệm, mà Việt Nam là nước bị ảnh hưởng lớn nhất mà mình lại thoái thác gần như là điều không thể, không được phép.



"Cho nên tôi nghĩ thời điểm này là thời điểm Việt Nam không thể chậm trễ hơn được nữa, nó (là) tình thế bắt buộc...
"Chuyện ADIZ đã từng diễn ra ở Biển Hoa Đông liên quan đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc rồi, thì những hành xử như vậy của Trung Quốc thì kịch bản các nước phải như thế nào, tôi nghĩ Việt Nam chắc chắn cũng không ở ngoài.
"Chỉ có điều là cái tỷ phần hay tỷ lệ nghiêm trọng ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ cao hơn so với các nước kia, bởi vì các nước kia, Nhật Bản chẳng hạn chỉ là phần phía Nam của lãnh thổ Nhật Bản kéo dài mấy nghìn km thì cũng không phải là ảnh hưởng quá lơn,
"Nhưng đối với Việt Nam, toàn bộ mặt tiền Biển Đông của chúng ta (Việt Nam) kéo dài, toàn bộ diện tích Biển Đông 1 triệu km2, thì ảnh hưởng, đấy là không gian sinh tồn của mình trong tương lai, cho nên tôi nghĩ nếu Việt Nam không phản ứng quyết liệt vụ này thì sẽ rất là khó khăn."

'Thao tác đầu tiên'

Nhận xét của ông Kế được đưa ra sau khi Việt Nam mới đây đã đệ trình Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Quốc tế một bản Tuyên bố chính thức về các quyền của Việt Nam ở Biển Đông để lưu ý cơ quan trọng tài này về các quyền của mình trong vụ kiện chủ quyền ở Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc.
Bình luận về ý nghĩa Việt Nam chọn thời điểm này để liên hệ với Tòa án quốc tế, nhà phân tích nói:

Giàn khoan Hải Dương 981
Có tin nói Trung Quốc đã 'bí mật thiết lập' vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông.

"Đây là một tính toán của Việt Nam mà tôi nghĩ là nếu không nhanh chóng lên tiếng một cách kịp thời như vậy, thì chắc chắn Việt Nam sẽ không có khả năng để đòi lại quyền hợp pháp của mình ở Biển Đông...
"Tôi nghĩ trì hoãn tới thời điểm này Việt Nam có lẽ cũng đã tính toán kỹ, nhưng về tính toàn diện của yêu sách của Việt Nam, tôi nghĩ cũng chưa phải, bởi vì chắc chắn đây chỉ là thao tác đầu tiên mang tính chất đánh động thôi,
"Chứ chưa hẳn đã là một hệ thống pháp lý đầy đủ mà Việt Nam muốn đưa lên cho (Tòa án) Trọng tài Quốc tế.
"Thế còn về thời điểm tại sao lại vào hiện nay, tôi nghĩ có thể liên quan đến thái độ của Trung Quốc."
Trong bản Tuyên bố gửi Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế, Việt Nam đã thừa nhận cơ quan này có quyền tài phán với trường hợp của Philippines, điều đã bác bỏ quan điểm của Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam đề nghị Tòa án 'quan tâm đúng đắn' tới các quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như cho hay Việt Nam bác bỏ Đường 9 đoạn (hay Bản đồ đường Lưỡi bò) của Trung Quốc trên Biển Đông và xem tuyên bố đơn phương này của Trung Quốc là không có 'cơ sở pháp lý'.

'Sai lầm hoàn toàn'

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng thời điểm của động thái đưa ra tuyên bố 'là quá muộn', ông nói:



"Vào thời điểm này, theo quan điểm của tôi, Việt Nam đưa ra cũng hơi muộn, chứ không phải là sớm sủa gì. Đây chắc chắn là một sự tính toán rất kỹ lưỡng và trong tình thế Việt Nam không thể nào phản ứng khác được...
"Chủ trương có thể can thiệp hay đệ trình các yêu cầu, yêu sách của mình lên Tòa án Trọng tài Quốc tế đó là chuyện Việt Nam cũng đã có chủ trương, chỉ có điều cho đến bây giờ có thể nói là một sự tính toán rất kỹ lưỡng.
"Thứ hai là có thể có những kết quả thương thảo, những vấn đề diễn biến phức tạp về giải quyết tranh chấp chủ quyền của Philippines với Trung Quốc liên quan đến Trường Sa.
"Thì nếu Việt Nam không lên tiếng, trong quá trình thương thảo, nếu như Tòa án Trọng tài Quốc tế mà lại có những quyết định nào đó có lợi cho một trong hai bên, bất kể là Trung Quốc hay Philippines hay một nước nào khác, Việt Nam lại không có tiếng nói, thì chắc chắn Việt Nam sẽ thua thiệt."
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy với BBC, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế cũng bình luận và lưu ý về hai việc mà ông gọi là 'sách lược', 'chiêu bài' của Trung Quốc trong đối phó với Việt Nam trên Biển Đông, mà theo ông là việc cố thuyết phục Việt Nam 'cùng nhau khai thác' ở những khu vực địa điểm có tranh chấp hoặc đã đang bị biến thành vùng tranh chấp, bên cạnh việc tạo áp lực để tránh đưa các vụ việc tranh chấp đó ra quốc tế hay khu vực.
"Nếu nghe theo, cùng khai thác với Trung Quốc, thì thực ra chúng ta đã sai lầm hoàn toàn, quan điểm của tôi là không chấp nhận, một khi mà Trung Quốc không từ bỏ quan điểm chủ quyền thuộc về Trung Quốc, thì không thể cùng nhau khai thác được," nhà phân tích nói với BBC.

TUYÊN BỐ CỦA CÁC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ HAI VỤ ÁN TỬ HÌNH NGUYỄN VĂN CHƯỞNG VÀ HỒ DUY HẢI

Kính gởi 

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Chính phủ và Quốc hội các quốc gia dân chủ
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hãng thông tấn hoàn vũ
- Các cơ quan tư pháp tại các nước văn minh.

CÓ NHỮNG TÌNH NGƯỜI NHƯ THẾ Quỳnh Anh - Ti Hon.

Trước ngày 11/2/2014 tôi vẫn là 1 người đàn bà quay cuồng với cơm áo, gạo tiền với khát vọng làm giàu lo cho gia đình, cho 2 đứa con nhỏ đầy đủ. Nhưng từ cái ngày đó, cái ngày 11/02/2014 có thể xem là định mệnh, vì nó thật sự thay đổi suy nghĩ trong tôi rất nhiều. Mẹ tôi, bà Bùi thị Minh Hằng bị bắt trong một vụ án dàn dựng, để kêu oan cho bà tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều con người, tiếp xúc nhiều thành phần, tôi nhận ra thật nhiều điều tôi chưa hề biết, nhận ra khát vọng của tôi hóa ra nhỏ bé quá.