Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Kết luận điều tra vụ án Bùi Thị Minh Hằng

"Công an là đồ ăn cướp", "công an chặn đường cướp tài sản", "đả đảo cộng sản"...Đó là những gì trong kết luận điều tra ghi về những câu chửi bới của các công dân Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Huỳnh trong vụ án được cho là gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Lấp Vò, Đồng Tháp.

Bùi Thị Minh Hằng trong một buổi xuống đường chống Tàu cộng
Sau 5 tháng giam giữ, hết điều tra tại công an Huyện Lấp Vò, rồi chuyển lên điều tra tại công an Tỉnh Đồng Tháp để cuối cùng ra một bản kết luận điều tra vụ án là: Ba công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh "cùng can tội gấy rối trật tự công cộng".

Vì sao các nhà tranh đấu ở SG bị cấm ra khỏi nhà hôm 25/7?

nguyen-dan-que-305
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chứng kiến cảnh khám xét tại nhà của mình hồi tháng 2/2011. (Ảnh minh họa)
File photo

Một số các nhà hoạt động, đấu tranh tại Sài Gòn vào ngày hôm nay 25 tháng 7 bị lực lượng an ninh theo dõi một cách gắt gao hay bị buộc không được ra khỏi nhà. Nguyên nhân vì sao?

Theo dõi, ngăn chặn

Hôm nay, tại Sài Gòn những nhà đấu tranh hoạt động có tiếng như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân- vợ tù nhân lương tâm Điếu Cáy Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, bị lực lượng an ninh canh chừng, theo dõi hay cấm ra khỏi nhà.

HRW kêu gọi Australia thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền

Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Australia thúc đẩy Việt Nam chứng tỏ cải thiện nhân quyền nhân cuộc đối thoại song phương sắp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28/7/14.

Nguyễn Ngọc Lụa: Đi thăm cha và chuyện kể trong tù

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía

Nguyễn Ngọc Lụa - Buổi sáng hôm 18/7, gia đình chúng tôi, là thân nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía, có chuyến đi xuống trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai cùng với gia đình tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung, cha tôi bị bắt tù 2 lần, lần đầu vào năm 2003 với mức án là 3 năm chỉ vì cha tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hoạt động để phát triển tôn giáo, lần thứ 2 ông bị bắt tiếp vào năm 2011 với án 4 năm 6 tháng theo điều 258.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

25 tháng 7: Sinh nhật Nguyễn Hoàng Quốc Hùng

Đỗ Thị Minh Hạnh đã ra tù, nhưng hàng trăm tù nhân lương tâm khác vẫn đang tiếp tục bị nhà cầm quyền CSVN giam cầm và đày đọa.

“Không cho phép mình được nghỉ ngơi” là lời khẳng định của Đỗ Thị Minh Hạnh khi nói về những dự định sắp tới trong cuộc đấu tranh đòi tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, trong đó có hai người đồng sự của cô là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Tàu cộng đứng sau Bitexco muốn quản lý vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long trong “chỉ” 50 năm tới?

Bão Tàu đã ngầm chuyển mùa?

Mấy hôm nay, trên thế giới vụ 7x7 – “bảy số bảy” (chiếc Boing 777 số hiệu MH17 bị hạ từ ngày 17/7/2+0+1+4=7) vẫn chưa rõ do ai bắn, nhưng cái cách kẻ độc tài hống hách lạnh lùng như Putin bù lu bù loa đổ lỗi cho chiến tranh ở Đông Ucraine (do chính hắn tạo ra và hậu thuẫn) làm cả thế giới nhìn vào nước Nga nghi ngại. Trong nước thì “cơn bão/cái gai” HD981 mập mờ “rút ra”/lắng xuống, nhưng nhiều báo nói nó vẫn đang cắm trên biển VN, thậm chí còn gần bờ hơn thêm 30 hải lý nữa, làm dân chẳng biết tin gì nữa. Rồi cơn bão số 2 vào làm chết 7 người ở các tỉnh QN, LS… làm dân ta quên luôn cơn bão giàn khoan…

Hàng trăm người dân bao vây phản ứng tổ CSGT “bẻ tay” 1 học sinh


Người dân tố CSGT đạp xe và đánh  HS lớp 11

Đình Thảo (Dân trí) - Phát hiện một học sinh cấp 3 lưu thông xe gắn máy vào đường cấm, tổ CSGT An Sương đã đuổi theo khống chế người vi phạm và “bẻ tay” khiến hàng trăm người dân chứng kiến vụ việc bức xúc phản ứng.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 7h30 sáng 21/7, trên đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Đinh Nhật Uy: BỊ MỜI LÀM VIỆC VÌ FACEBOOK - BUỔI TIẾP XÚC NGẮN GỌN


8h15 sáng thứ ba ngày 22/07/2014, tôi có mặt tại phòng an ninh điều tra công an Tỉnh Long An theo giấy mời trước đó. Đi cùng tôi là mẹ Liên và những người bạn, họ ngồi chờ tôi trong quán nước bên đường. Tôi thông thả bước vào cổng bảo vệ để nộp giấy mời, tay cầm theo 02 tờ thư ngỏ để mang vào gửi cho họ.Qua cổng bào vệ, tôi đi thẳng một mạch vào vị trí phòng họp an ninh điều tra ( PA92). Tròn một năm, tôi quay lại đây, những thứ bày trí xung quanh cũng không hề thay đổi.Tôi chẳng còn xa lạ gì với cái nơi này. Bởi vì tôi bị mời về đây không dưới 40 lần, cảm giác mọi thứ đều trở nên thân quen một cách bình thường. Tiếp chuyện với tôi lần này là Thượng tá Trần Văn Hơn,và người làm việc với tôi là Đại úy Châu Thanh Hùng, những gương mặt quen thuộc.

Coi như chiến dịch càn quét vừa qua của các bạn DLV đã thất bại thảm hại!!!”


Nguyên đề tựa: Sự kiện các Facebooker bị khóa nick đã chấm dứt

VRNs (22.07.2014) – Sài Gòn - Nhiều Facebooker bất đồng chính kiến (lề trái) Nguyễn Xuân Diện, Nguyen Lan Thang, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió, Doan Trang, Gió Lang Thang, Hoàng Dũng Cdvn, Nguyễn Văn Đề, Bạch Hồng Quyền… bị khóa nick (tài khoản) trong thời gian hai tuần vừa qua đã gây chấn động thế giới ảo.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại im lặng trước tin đồn Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương?

Lê Anh Hùng - Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước khá bàn tán về tin đồn Hồ Chí Minh thực chất là một người Trung Quốc, tên là Hồ Tập Chương, sinh năm 1901 ở Đài Loan.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Ukraine tuyên bố xác định địa điểm phóng tên lửa vào MH17

Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tuyên bố máy bay Boeing-777 mang số hiệu MH17 của Hãng Hàng không Malaysia rơi ngày 17-7 đã bị rơi sau khi trúng tên lửa phóng đi từ thành phố Snheznoe, thuộc tỉnh miền Đông Donetsk
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, phát biểu với báo giới ngày 19-7 tại thủ đô Kiev, người đứng đầu Ban Phản gián SBU, ông Vitaly Naida cho biết cơ quan này hầu như chắc chắn đã xác định được địa điểm phóng các tên lửa bắn trúng máy bay chở khách của Malaysia nói trên. Ông nêu rõ kết quả điều tra ban đầu cho thấy tên lửa được bắn đi từ khu vực thành phố Snheznoe, do những đối tượng ủng hộ liên bang hóa kiểm soát. Hiện chính quyền Kiev đang nỗ lực tới điểm phóng tên lửa để thu thập chứng cứ, song đây là việc không dễ dàng vì tại đây có các hoạt động quân sự.

Sơn La: Động đất và đại hoạ thuỷ điện

Nhà máy thuỷ điện Sơn La

FB Người Xứ Bố Sơn - Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết lúc 19h14 ngày 19/7, trận động đất có độ lớn 4,3 độ richter xảy ra ở khu vực huyện Mường La, Sơn La với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,5 km. Tiếp đó, lúc 20h23, điểm này xảy ra thêm một trận động đất với độ lớn 3,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Phạm Đoan Trang: "Xin đừng quên blogger anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh"

Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) / www.rsf.org
Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) / www.rsf.org
Trọng Thành
Đầu tháng 5/2014, blogger Anh Ba Sàm, tức ông Nguyễn Hữu Vinh, bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ và bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Vụ bắt giữ nhân vật truyền thông nổi tiếng bậc nhất trong giới blogger Việt Nam - rơi đúng vào ít ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trên khu vực thềm lục địa Việt Nam – dường như  có xu hướng chìm vào quên lãng.

Trả lời RFI hôm nay, luật sư Hà Huy Sơn – một trong ba người bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Vinh - cho biết tình trạng sức khỏe của thân chủ ông tương đối ổn định, "nhưng không được tốt so với thời gian trước". Hôm thứ Năm 17/07 vừa qua, đã diễn ra phiên hỏi cung lần thứ 6 với sự có mặt của luật sư. Hai luật sư cùng bảo vệ ông Nguyễn Hữu Vinh là luật sư Nguyễn Minh Long (đoàn Luật sư Hà Nội) và luật sư Trịnh Minh Tân (đoàn luật sư Sài Gòn). 
Ông Nguyễn Hữu Vinh, 58 tuổi, bị bắt ngày 05/05/2014, cùng với người cộng sự, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, 34 tuổi. Luật sư cho biết, theo luật Việt Nam, cơ quan điều tra có quyền tạm giữ người bị bắt để điều tra theo điều 258 trong vòng ba tháng (thời gian bị tạm giữ có thể được triển hạn). Điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam quy định về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước" thường xuyên bị giới bảo vệ nhân quyền trong nước và quốc tế lên án như một công cụ mà chính quyền sử dụng để đàn áp những người có tiếng nói độc lập với chính quyền.
Trong khuôn khổ Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), ngày 20/06/2014, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo chấp thuận 182 khuyến nghị về cải thiện nhân quyền của các nước, trong đó có đề nghị 156 (của Úc) và 157 (của Canada) về sửa đổi các điều 79, 88 và 258 Luật Hình sự « để bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bao gồm nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ».

Để chuyển đến quý thính giả thông tin về vụ án, về những hoạt động chủ yếu của blogger Anh Ba Sàm và những phản ứng của dư luận trong và ngoài nước, RFI đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Đoan Trang, một người từng làm việc nhiều năm trong nước, hiện đang vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ. 

RFI : Trước hết, xin nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết nhận định chung của chị về vụ blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt.

Phạm Đoan Trang : Cũng như các vụ bắt tương tự, vụ bắt nào đối với những người bất đồng chính kiến hay những người có hoạt động ủng hộ dân chủ, các blogger có khuynh hướng hoạt động nhân quyền… luôn luôn gây tranh cãi. Bao giờ cũng có một bộ phận dư luận cho rằng, những người đó là « sai pháp luật », bộ phận khác cho rằng những người đó là « con bài của chính quyền », « con bài trong một cuộc đấu tranh phe phái » nào đấy, « đấu tranh nội bộ nào đấy », đến khi không dùng đến nữa thì họ bị bắt…
Với quan điểm của tôi, bất cứ cuộc bắt người nào mà vi phạm quyền cơ bản của con người, của công dân, đều đáng lên án cả, không cần biết người đó là của phe phái nào, không cần biết là người đó có mục đích gì trong việc thể hiện quyền tự do ngôn luận của họ. Hơn nữa, việc Anh Ba Sàm bị bắt, đối với tôi, còn nghiêm trọng hơn các vụ khác, hơn tất cả các vụ bắt các blogger khác từ trước đến nay, bởi vì, theo quan điểm cá nhân của tôi, Anh Ba Sàm gần như là một biểu tượng của cuộc đấu tranh của các blogger vì quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt. Do đó, việc bắt anh ấy gần như là một đòn đánh trực tiếp thẳng cánh, gọi là không kiêng nể gì cả, của chính quyền vào giới blogger, vào quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do quan điểm của công dân Việt Nam, của người dân Việt Nam.

RFI : Vì sao chị lại coi Anh Ba Sàm là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận ở Việt Nam ?

Phạm Đoan Trang : Khi tôi nói về Anh Ba Sàm, tôi nghĩ rằng ý kiến của tôi không khỏi gây tranh cãi, tuy nhiên tôi cũng sẽ cố gắng khách quan hết sức có thể.
Thứ nhất là, khi mạng xã hội vào Việt Nam năm 2005, đó là lần đầu tiên trong lịch sử xuất bản ở Việt Nam, người dân Việt Nam mới biết đến khái niệm gọi là « mạng xã hội », một diễn đàn tương đối tự do để người ta có thể bày tỏ được quan điểm của mình, mà không sợ bị hậu quả gì sau đó. Trước đó, internet đã vào Việt Nam từ năm 1997, nhưng tôi nghĩ rằng, cái văn hóa Diễn đàn/Forum vẫn không kích thích cái quyền tự do biểu đạt mạnh bằng mạng xã hội. Bởi vì mạng xã hội là nơi chúng ta có thể tự xuất bản, không cần phải chờ người khác xuất bản hộ. Yahoo, blog vào Việt Nam năm 2005 thì được hưởng ứng rất nồng nhiệt, thì đến năm 2007, Anh Ba Sàm đã có blog và đã bắt đầu nổi tiếng rồi. Anh ấy thành lập blog Ba Sàm vào ngày 09/09/2007, tức là trước cả thời điểm Câu lạc bộ Nhà báo tự do của anh Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) được thành lập.
Tôi không muốn so sánh hoạt động của blog Anh Ba Sàm cũng như các trang blog khác, bởi vì, đối với tôi, tất cả đều là « báo chí công dân », đều là góp phần vào thúc đẩy quyền tự do thông tin, thúc đẩy chuyện minh bạch thông tin trong người dân Việt Nam. Nhưng có thể so sánh về mặt văn hóa chẳng hạn, về văn hóa của độc giả, tôi thấy blog của Anh Ba Sàm phù hợp hơn với dân chúng miền Bắc, hay nói đúng hơn những người sống với chế độ cộng sản lâu hơn, (họ) sợ hãi hơn, quy phục hơn. Ở phía Bắc, người ta sợ hơn, và nếu quy phục cũng quy phục hơn, cái thái độ vô cảm, sợ hãi, thái độ thần phục ở phía Bắc cũng nặng hơn, thái độ thân chính quyền cũng nặng hơn. Ngoài Bắc, người ta hay nói « gần lửa rát mặt », gần trung ương thì khiếp sợ hơn là ở xa.
Chính vì thế, blog Anh Ba Sàm ngay từ đầu đã chọn một cách tiếp cận với độc giả một cách bình dân và ở mức họ chấp nhận được, tức là họ không quá sốc trước các thông tin Anh Ba Sàm đưa ra. Anh Ba Sàm ngay từ đầu không chủ trương chửi chính quyền một cách gọi là tát nước vào mặt, không gọi người ta là « cộng sản bán nước », « tay sai Tàu » hay « vẹm nô », « cộng nô»…, tức là ở mức chấp nhận được. Giới chấp nhận được có thể là những người quan tâm đến chính trị, nhưng ban đầu họ còn sợ, hoặc những người chưa có kinh nghiệm gì cả. Tôi thấy độc giả của Anh Ba Sàm có cả sinh viên, có cả thanh niên, có cả cựu chiến binh, tầng lớp cán bộ về hưu, tầng lớp học giả, trí thức, các chuyên gia… Nói chung các tiếp cận của anh ấy nó nhẹ nhàng hơn, thuyết phục hơn, không gây sốc cho họ. Từ đó, anh ấy giúp họ hé màn thông tin, các thông tin mà chính quyền không thích người dân được biết, hoặc biết mà không hiểu gì, không hiểu cần phải nghĩ thế nào…
Tôi rất muốn nhấn mạnh điểm này vì, thực sự mà nói, độc giả Việt Nam nói chung khả năng đọc hiểu, khả năng cảm nhận, hay nói rộng hơn là khả năng tư duy, phản biện bị phá hỏng khá nhiều. Họ thậm chí không biết rằng chính quyền có thể sai, Nhà nước có thể sai. Đến khi thấy có những chính sách quá bất hợp lý. Thí dụ như chuyện năm 2007, 2008, thì có chính sách là người nào vòng ngực dưới 0,72m thì không được cấp bằng lái xe máy. Điều này quá là vô lý, nhưng mà không phải người dân nào cũng hiểu được điều đó, họ ngờ ngợ, không biết nên nghĩ thế nào. Những lúc đó là khi những nhà báo công dân như Anh Ba Sàm lên tiếng. Họ, cụ thể như Anh Ba Sàm bình luận rất dí dỏm, tôi chỉ nhớ là các bình luận rất gần gũi, hài hước và giúp độc giả định hình quan điểm một cách gọi là gần với chân lý nhất, gần với thực tiễn đời sống nhất và nói chung là hợp lý nhất.
Tất nhiên, cũng có những lúc anh ấy định hướng, làm truyền thông sai, không hợp lý, nhưng trường hợp đó ít hơn những trường hợp đúng. Trường hợp khá là rõ ràng là cách đây 2 năm khi phong trào Con đường Việt Nam mới bắt đầu thành lập, Anh Ba Sàm là một trong những người phản ứng dữ dội nhất. Nhưng sau đó hai năm, phong trào Con đường Việt Nam đã thể hiện họ không phải là « chim mồi », không phải là một phong trào do chính quyền lập ra để bẫy dân. Về điểm đó, Anh Ba Sàm đã định hướng sai.

RFI : Giai đoạn Anh Ba Sàm vừa làm trang điểm tin, bình luận… bắt đầu từ năm 2007 kéo dài cho đến thời gian gần đây. Trước khi bị bắt, dường như Anh Ba Sàm có mở thêm một hai trang nữa, đặc biệt là trang Chép Sử Việt. Xin chị cho biết một đôi nét.

Phạm Đoan Trang : Trước khi có trang Chép Sử Việt, Anh Ba Sàm có trang Việt sử ký, sau đó trang này bị hacker đánh sập mất, theo tôi hiểu, anh ấy chuyển sang Chép Sử Việt.
Tôi thấy rằng trang Chép Sử Việt đã chạm vào một điểm mà chính quyền ghét nhất. Đó là «chuyện bí mật cung đình ». Đó là một điểm nữa tạo nên sự khác biệt. với nhiều blogger khác. Anh Ba Sàm là thành phần chúng ta hay gọi là thành phần « con ông cháu cha », hay « thái tử đảng ». Cha của anh ấy nguyên là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Đối với người cộng sản, « bí mật» là sức mạnh của họ, cho nên họ đặc biệt là kỵ và ghét những người nào lộ bí mật của họ ra ngoài. Ngay từ thế hệ cộng sản tiền bối, như ông Phạm Văn Đồng hay ông Võ Nguyên Giáp…, cho dù cuộc đời họ có sóng gió thế nào, họ có trải qua kỷ niệm cay đắng với đồng đội, họ luôn luôn im lặng. Chúng ta không biết thực chất ông Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Võ Nguyên nghĩ gì, phản ứng như thế nào khi bị điều đi làm Trưởng ban Sinh đẻ có kế hoạch. Cụ luôn giữ bí mật.

RFI : Nếu đọc lại một số bài viết được cho là của Anh Ba Sàm ngay trước khi bị bắt, đơn cử như « Có thể Bác Hồ và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bị Trung Quốc kiện vì ''chôm'' bài hát Kết đoàn » (loạt bài 3 kỳ từ ngày 02 đến 05/05) hay bài « Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri » hay « Giáo hoàng ban phước cho con chiên » ? (bài ngày 04/04) chẳng hạn. Điều mà gọi là « bí mật » trên thực tế phải chăng là nhìn ra những gì mà người quan sát bình thường không thấy được, và nói với một giọng điệu ít người có, giọng điệu mang tính giễu cợt hay là châm chọc, châm biếm thẳng các lãnh đạo cao cấp nhất… như chị vừa cho biết.

Phạm Đoan Trang : Tôi cũng nghĩ như vậy : đã tiết lộ « bí mật », mà lại còn thêm tính hài hước vào đây, thì đảng Cộng sản không thể chịu nổi. Nhìn chung, họ ghét những người moi « bí mật » của họ ra và chưa kể còn biết cách truyền tải những bí mật đến với công chúng nữa.

RFI : Ở Việt Nam, những gì được gọi là các thông tin mật và những gì được coi là « mật » được đăng tải trên do trang blog Anh Ba Sàm ?

Phạm Đoan Trang : Đó là tất cả những thông tin nào mà không có trên mặt báo (chính thức). Ví dụ như chuyện Ban Tuyên giáo chỉ đạo, sau vụ chìm tàu ở Hạ Long, tháng 2/2010 hay 2011. Sau vụ này, Ban Tuyên giáo chỉ đạo không đưa đậm, không đưa về vụ đó nữa, sợ ảnh hưởng đến Vịnh Hạ Long. Bản thân « tin » đó chẳng báo nào đưa cả. Không báo nào dám đưa, ví dụ « hôm nay Ban Tuyên giáo chỉ đạo chúng tôi » như vậy. Không báo nào đưa, nhưng Anh Ba Sàm đưa như thế. Đó là chuyện hậu trường của báo chí. Rồi quá trình hợp tác ra quyết định, chính sách của các quan, rồi quá trình các cuộc họp…, có phần thông tin công khai, có phần không, thì anh ấy thường (mang đến cho công luận ?) các phần "không công khai", không đưa lên mặt báo (chính thức) được.
Ngoài ra « bí mật » còn là thái độ, hành xử của quan chức nào đấy. Những bài đó, chẳng báo nào đưa. Chúng ta thấy, kể cả chuyện ông quan chức này chỉ đạo cái này, ông kia cái kia…, được tin ông ấy nhảy dựng lên, la lối chẳng hạn… Không bao giờ chúng ta biết được đời thường hay đầu óc các quan chức ở ngoài (thực chất - ndr) như thế nào. Anh Ba Sàm cũng công khai hết những cái đó.
Thực ra những điều đó chẳng có gì bí mật đối với một nước có nền báo chí bình thường, còn ở ta nó khác. Phải có một lớp hào quang bao xung quanh, quá trình hoạch định chính sách phải bí mật, nhất là phải tạo cảm giác khó lắm, phức tạp lắm, đòi hỏi những bộ óc ghê gớm lắm…
Nhìn chung họ ghét những người moi « bí mật » của họ ra, rồi lại biết cách truyền tải « bí mật » ấy đến công chúng nữa. Nếu như không phải là Anh Ba Sàm, mà là một người khác may mắn lấy được những thông tin gọi là « bí mật cung đình » như vậy, chưa chắc họ đã biết cách truyền đạt đến công chúng, chưa chắc họ đã biết cách gọi là diễn giải nó, bình luận nó, đưa đến công chúng để người dân hiểu được, để định hình được quan điểm… Anh Ba Sàm rất thông minh, rất nhiều ý tưởng, đấy chính là điều khiến blogger này trở thành rất nguy hiểm đối với chính quyền. Tôi nói thế này, có thể là so sánh làm không vừa lòng nhiều người, nhưng tôi nghĩ rằng chính quyền sẽ không sợ một blogger « chửi đổng », cứ lên mạng « chửi Đảng, chửi Nhà nước»…, họ không sợ bằng một blogger thông minh, hài hước, biết cách kể chuyện, biết cách truyền tải thông tin đến độc giả, và từ việc đó, lại biết cách kết nối với độc giả nữa, có khả năng kết nối trước cả khi có facebook. Với tất cả những cái đó, Anh Ba Sàm trở nên « nguy hiểm » hơn so với các blogger khác trong mắt chính quyền.
Họ ý thức được điều « bí mật » là đoàn kết và sức mạnh của Đảng. Anh Ba Sàm, con của một công thần, lại tiết lộ những chuyện đó. Tiết lộ những chuyện đó là chạm vào « tử huyệt », chạm vào điểm mà đảng Cộng sản ghét nhất, nên họ phải bắt sớm. Chúng ta có thể tự hỏi, tại sao bao nhiêu năm nay anh ấy làm việc bình luận, điểm tin, các bình luận ngày càng sắc hơn, mà không sao cả, tôi nghĩ rằng chính bởi vì anh ấy chưa đụng đến các « tử huyệt » kia.
Ngoài ra tôi có một ý, mà nhiều người nói, nhưng chưa kiểm chứng được : Anh Ba Sàm bị bắt chỉ ba ngày sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 (ngày 02/05/2014) và vài ngày trước cuộc biểu tình lớn (11/05/2014). Có người cho rằng việc bắt Anh Ba Sàm là để ngăn chặn trước phe chống Trung Quốc trong chính quyền và tâm lý chống Trung Quốc trong người dân, bởi vì, theo tôi biết, Anh Ba Sàm là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa rất mạnh, một người chủ trương dùng lòng yêu nước chống Trung Cộng. Suy đoán như vậy tôi nghĩ cũng có thể có lý.

RFI : Blogger Anh Ba Sàm dù được coi là « lề trái », tức truyền thông nằm ngoài Nhà nước, nhưng dường như quan hệ của blogger này với giới báo chí của truyền thông Nhà nước không gặp trở ngại ?

Phạm Đoan Trang : Đó cũng là một đặc điểm thú vị của Anh Ba Sàm, đó là anh ấy không chủ trương chống lại « lề phải ». Tôi cũng muốn nhấn mạnh điều này. Bởi vì các vị biết, người cộng sản ý thức rất rõ sức mạnh của thông tin và sức mạnh của sự bí mật. Nói cách khác, bí mật tạo nên quyền lực của họ. Vì vậy cho nên họ quản lý rất chặt. Họ quản lý thông tin theo cách là chỉ có những đối tượng nhất định mới có được một số thông tin nào đó, chỉ có tầng lớp cao nhất mới nắm được thông tin đầy đủ nhất. Thông tin sẽ được rót xuống dưới theo hướng ít dần đi. Trong xã hội có một lực lượng có được tương đối thông tin so với các thành phần khác, đó là nhà báo. Ngay trong giới báo chí cũng vậy, họ cũng quản lý theo lối là nhà báo nào càng thân chính quyền, và có khả năng làm công cụ tốt cho họ thì có được đặc quyền đặc lợi, và có thông tin. Còn những thành phần đã mang tính « chống đối », mang tính « lề trái », như kiểu tôi chẳng hạn, thì rất khó có thông tin. Luôn luôn ở cấp dưới, không bao giờ được dự những hội nghị quan trọng, được tiếp cận với những cuộc gặp quan trọng, để có được những thông tin « mật ».
Anh Ba Sàm chắc cũng nhìn được điểm đó và thấy rằng, nền báo chí công dân của chúng ta, của các blogger không thể nào chuyên nghiệp được, hấp dẫn được, hay được, nếu không dựa trên nền tảng sự thật và thông tin. Nghĩa là nếu không có thông tin từ chính quyền, chính thống, thì nó sẽ mãi mãi là một thứ báo chí chỉ có « chửi đổng » và gọi là « tự sướng » với nhau, chứ không tiếp cận được người dân nhiều bằng báo chí chính thống. Hiểu được điều đó cho nên anh ấy rất chú trọng quan hệ với giới báo chí chính thống, báo chí « lề phải ». Anh ấy không chống lại họ ngay từ đầu. Ví dụ, mọi người có thể để ý là anh ấy không bao giờ chửi « lề phải » là lũ « lưỡi gỗ », gộp hết vào một bọn, « lũ vẹt », hay « báo lá cải », những từ xúc phạm họ. Mà anh luôn lọc tìm trong nền báo chí « lề phải » ấy, có những gương mặt nào, cá nhân nào, hoặc tờ báo nào có xu hướng tiến bộ, ủng hộ dân chủ, thì anh ấy tìm cách quan hệ tốt với họ để có thông tin.
Tôi phải nói thành thật là, giới báo chí lề phải của chúng tôi rất nhiều người quý Anh Ba Sàm. Và trong chúng tôi, có những người bí mật hợp tác với anh ấy, và một điều hay nữa là anh ấy bảo mật điều đó, bảo mật thông tin cho chúng tôi, đúng theo nguyên tắc bảo vệ nguồn tin. Nên Anh Ba Sàm được nhiều nhà báo rất tin cậy.
Tôi nghĩ rằng bây giờ, khi Anh Ba Sàm bị bắt rồi, thì chúng ta không còn một blog nào ở cái mức độ như vậy được nữa, ở mức độ có thể làm cầu nối được nữa. Mà cũng không còn blogger nào có nhiều thông tin « cơ mật » như Anh Ba Sàm được nữa. Có thể họ có, nhưng họ không biết cách làm truyền thông, không lan truyền được các thông tin đó đến cộng đồng như Anh Ba Sàm nữa. Anh Ba Sàm bị bắt là một tổn thất, một mất mát lớn cho cộng đồng blog Việt Nam, nền dân báo của Việt Nam.

RFI : Xin chị cho biết mọi người, những blogger, những người quan tâm đến truyền thông, cụ thể ở hải ngoại, phản ứng như thế nào về vụ Anh Ba Sàm bị bắt.

Phạm Đoan Trang : Đây cũng là một điểm mà tôi thấy có sự khác biệt lớn giữa người trong nước và người Việt hải ngoại. Ở ngoài này, người ta không biết Anh Ba Sàm nhiều. Có thể vì cách tiếp cận của Anh Ba Sàm là bình dân, nhẹ nhàng và không quá gay gắt, được người trong nước hưởng ứng, đặc biệt là phía Bắc, thì phía Nam và phía hải ngoại không chấp nhận được kiểu đó chăng ? Họ cho rằng đó là kiểu "hai mang", "mập mờ", "không quyết liệt", "không dứt khoát", "không thẳng thắn". Có thể vậy ?!
Ngoài này, tôi thấy người ta không biết anh ấy nhiều, không ủng hộ nhiều, đặc biệt là quan điểm (nghi ngờ) chắc lại là thành phần « thái tử », con ông cháu cha ! Quan điểm này rất nặng. Người ta không tin rằng những thành phần như vậy có thể tốt được, có thể tiến bộ được.
Tôi nói như vậy không phải là về tất cả cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng một số gặp gỡ tạo cho tôi một ấn tượng chung như vậy.
Và tôi cũng chưa biết làm thế nào để (anh ấy) không bị rơi vào quên lãng. Nếu tất cả mọi người không làm gì cả, để nó rơi vào quên lãng, thì tôi nghĩ rằng bản án sẽ là khá nặng với Anh Ba Sàm.
Với Anh Ba Sàm, nếu chuyện đó xảy ra, thì tôi nghĩ khá là bất công cho anh ấy, tội nghiệp cho Anh Ba Sàm, vì đó là một người đóng góp quá nhiều cho việc công khai hóa, tự do hóa thông tin ở Việt Nam, nâng cao dân trí. Như anh ấy nói « khai dân trí, phá vòng nô lệ ». Anh ấy đóng góp rất nhiều cho quá trình đó, mà nếu mà lúc anh ấy lâm nạn mà không được cứu giúp, thì tôi nghĩ là một điều bất công và có phần bất nhẫn với anh ấy.
Nếu được, mong quý vị thính giả, cũng như Đài, nỗ lực giúp đỡ trong trường hợp Anh Ba Sàm. Xin hãy làm những việc mà trong nước không thể làm được.
Rất là mong muốn quý vị hãy tìm hiểu nhiều hơn về trường hợp blogger Anh Ba Sàm, hãy cố gắng nỗ lực, giúp đỡ, gây tiếng nói để Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sớm được trả tự do.

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Đoan Trang.  
Nhà báo Phạm Đoan Trang
20/07/2014
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam

Việt Nam xem xét các giải pháp khác về Hoàng Sa

001_GR368325.jpg
Bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014.
 AFP

Bước chuyển của Hà Nội?

Sau khi giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam, Hà Nội ướm lời hợp tác cùng Trung Quốc khai thác dầu khí trên Biển Đông, kể cả vùng biển Hoàng Sa. Đây là sự tranh đấu ngoại giao hay một bước chuyển của Hà Nội?