Trang

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Mỹ ngừng khoản tiền tìm hài cốt tử sĩ

Thứ sáu, 30 tháng 9, 2011



Ông Webb
phản đối việc phân biệt đối xử 
giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa


Bộ Ngoại giao Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa.


Tin này được Thượng Nghị sỹ Jim Webb loan báo hôm 29/09 - ông từng là Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam và thường xuyên thăm Việt Nam từ 1991.


Ông nói chương trình bị ngừng "cho đến khi chúng tôi có sự bảo đảm vững chắc rằng chương trình sẽ áp dụng bình đẳng cho những người từng chiến đấu cho mọi bên".


Hồi tuần trước, Thượng Nghị sỹ Jim Webb đã kêu gọi cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - ngừng chương trình.


'Mục tiêu hòa giải'


Vị chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ nói trong một thông báo hôm 22/9:


"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc."


"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."


Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".


 
Ông Webb nói 
Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An,
đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"


Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.


Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."


Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.


Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.


Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.
Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.





Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển



Thứ sáu, 30 tháng 9, 2011




Xã luận của báo Trung Quốc nói
Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông


Phân tích gia Trung Quốc đã có bài trên Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi dạy Việt Nam và Philippines 'bài học đạo đức' bằng vũ lực.

Trung Quốc đáng tin đến mức nào?

Việt Hà, phóng viên RFA


2011-09-29


Hồi đầu tháng 9, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư khẳng định lập trường của Trung Quốc muốn phát triển hòa bình.




AFP photo
Lễ kỷ niệm 90 năm 
ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 
tại Đại lễ đường nhân dân TQ 
hôm 01/7/2011

Nếu Ấn Độ không hợp tác với Việt Nam


 Quỳnh Chi, phóng viên RFA


2011-09-29


Tuần qua, đại sứ R S Kalha, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, có bài lên tiếng cho rằng Ấn Độ nên suy xét lại việc hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.






 AFP photo

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P)

và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (T)

chào đón các đại biểu tại Lễ bế mạc

kỷ niệm 60 năm quan hệ Ấn-Trung

tại New Delhi hôm 16 tháng 12 năm 2010

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Thứ trưởng các nước ASEAN họp tại Nhật Bản về vấn đề Biển Đông

Thứ Năm, 29 tháng 9 2011



 Trung Quốc phản đối các kế hoạch muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông


Nhật Bản ngày 28/9 chủ trì cuộc họp với các đoàn đại biểu của các nước trong Hiệp hội ASEAN bàn về tình hình căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông.

Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông

Thứ Tư, 28 tháng 9 2011


Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã thực hiện chuyến đi thăm chính thức Việt Nam sau khi xảy ra vụ chạm trán giữa hải quân Trung Quốc và một tàu chiến Ấn Độ vừa đi thăm Việt Nam trở về. Việt Nam và Ấn Độ gần đây đã tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế và chiến lược, đồng thời phát triển sâu rộng hơn các quan hệ song phương nhiều mặt, kể cả trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ.



Hình: ASSOCIATED PRESS
Chiến hạm INS Airavat trên đường ra khỏi bến cảng
ở Vishakhapatnam, Ấn Độ

TQ sẽ bỏ đường lưỡi bò?


Thứ năm, 29 tháng 9, 2011


Trung Quốc có một loạt phản ứng nhằm "nhắc nhở" các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không vận động các cường quốc khác với hy vọng gây sức ép lên Bắc Kinh.


 Trung Quốc từng cử tàu Hải Tuần sang Singapore 
như một cử chỉ thăm dò thái độ của Asean

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

TQ: Tuyên bố chủ quyền các lô dầu hỏa ở Biển Đông của VN là 'mơ hồ'

Thứ Tư, 28 tháng 9 2011




 Hình: REUTERS
Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)


Một bài viết trên Tờ Nhân Dân Trung Quốc, số ra ngày thứ Ba, gọi kế hoạch thăm dò dầu hỏa của Việt Nam với sự tiếp tay của công ty ONGC Ấn Ðộ tại Biển Đông, là dựa trên những tuyên bố chủ quyền 'mơ hồ' và 'không thể kiểm chứng', và yêu cầu Bắc Kinh hãy trình bày cho thế giới những chứng cớ rõ rệt rằng khu vực này thuộc chủ quyền củaTrung Quốc.


Trung Quốc cảnh báo Châu Á chớ nên nấp sau ô dù an ninh Mỹ

Thứ Tư, 28 tháng 9 2011




Hình: ASSOCIATED PRESS
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet 
và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ 
trên tàu sân bay USS George Washington, 
phía sau là tàu khu trục USS John S. 
McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, 
ngày 13/8/2011


Nhật báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng một bài xã luận, nói rằng các nước Á Châu nên cảnh giác về 'nguy cơ họ cảm thấy có thể làm bất cứ điều gì họ muốn' vì cậy vào sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Báo chí Trung Quốc chỉ trích Việt Nam về vụ Biển Đông

Thứ Hai, 26 tháng 9 2011





Hình: ASSOCIATED PRESS
  Quốc kỳ Trung Quốc 
tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng 
ở quần đảo Trường Sa



Truyền thông của nhà nước Trung Quốc ngày 26/9 lên án việc Việt Nam và Philippines sử dụng các lực lượng bên ngoài như Ấn Độ và Hoa Kỳ làm chiêu bài để mặc cả hầu đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.


Trung Quốc cảnh báo châu Á nên tránh núp bóng Hoa Kỳ

Thứ tư 28 Tháng Chín 2011




Trong thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc liên tục lên tiếng đe nẹt các quốc gia châu Á đang có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Bắc Kinh. Trong một bài xã luận công bố hôm nay, 28/09/2011, Nhân dân nhật báo Trung Quốc lại nhập cuộc. Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á cẩn thận trước điều mà tờ báo gọi là “hiểm họa” của tâm lý cho rằng mình “có thể làm bất cứ điều gì” nhờ có sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.




 Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) 
của Trung Quốc 
tại Biển Đông

Hiểm họa Phương Bắc





Khánh An, phóng viên RFA



2011-09-27



Các bạn trẻ thảo luận về những mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Việt Nam, cũng như các hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền biển đảo.



AFP photo


Tàu sân bay Varyag đang được cải tạo tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc, ngày 17 tháng 7 năm 2011.



Khánh An rất vui được đón tiếp các bạn đến với Chương Trình Café Wifi.



Ngày hôm nay chắc là các bạn đang ở trên đường dây sẽ thắc mắc là có thêm một người có tên là Dũng. Bây giờ mời anh Dũng tự giới thiệu sơ sơ cho các bạn biết một chút về mình được không anh Dũng?



Dũng: Vâng. Chào các bạn. Mình là Dũng (Aduku Adk), một người bị bắt vào Hỏa Lò hôm 21 đấy, đến hôm 25 mới được thả, nhà ở Phú Thọ, Việt Trì.



: Dạ vâng ạ. Chào anh Dũng. Em là Từ Anh Tú, cũng tham gia biểu tình với anh mấy lần ạ.



Khánh An: Không biết là có biết mặt nhau không?



Dũng: Có. Biết mặt rồi nhưng chưa nói chuyện.



Khánh An: À, chưa nói chuyện với nhau lần nào, thế là bây giờ được dịp nói chuyện phải không? Bây giờ thì mình còn 2 bạn ở trên đường dây nữa.



Tuynh: Em chào anh Dũng và các bạn. Em là Tuynh ở Phan Thiết.



Hiếu: Dạ. Xin chào anh Dũng. Em là Huỳnh Trọng Hiếu.



Đất nước đang lâm nguy



Khánh An: Rồi, trong phần trước Khánh An có đặt ra một câu hỏi là “Bạn có nghĩ rằng đất nước đang lâm nguy hay không?”, thì vừa rồi cả 3 bạn đều trả lời là các bạn nghĩ rằng “đang trong tình trạng lâm nguy” và có một số vấn đề từ bên trong nước. Trong phần hai này, Khánh An muốn mời các bạn đưa ra những lý do từ bên ngoài, những mối đe dọa mà các bạn nghĩ rằng có thể làm cho tình hình đất nước lâm nguy. Bây giờ thì Khánh An chắc là phải hỏi lại câu này với anh Dũng vì có khi anh Dũng lại cho rằng không lâm nguy thì sao?



Dũng: Ồ, mình cho là rất…rất lâm nguy.



Khánh An: Thế là cùng phe với bạn Tuynh rồi. Bạn Tuynh cũng nói rằng không những lâm nguy mà là quá lâm nguy. Tại sao anh lại cho rằng rất rất lâm nguy ạ?





Vũ khí Việt Nam đặt mua từ Nga. AFP



Dũng: Tại vì cái nguy cơ nó quá lớn mà nhân dân đa phần thì không nhận thức được. Cái nguy cơ lớn thế nào thì chắc mọi người cũng hiểu, nhưng mà cái mình sợ nhất là cái nhận thức của đồng bào mình về mối lâm nguy đó kém quá. Tất cả mọi người để ý vào chuyện cơm áo gạo tiền nhiều quá nên chẳng nhìn được xa. Nói thật mình lo là lo cái đấy thôi chứ còn mọi mối lâm nguy nó từ bên ngoài không đáng sợ bằng cái ở bên trong.



Hiếu: Dạ. Em xin nói thế này, là anh Dũng nói cái mối lâm nguy của quốc gia nó xuất phát từ Trung Quốc, thì Hiếu cũng đồng ý với lại ý kiến của anh Dũng, và còn có thêm ý kiến thế này, là ngoài Trung Quốc ra còn có một nước cũng là quốc gia dân chủ nhưng mà cũng có sự đe dọa không kém. Đe dọa thì không nhiều nhưng mà người ta làm ảnh hưởng đến an ninh và đến quyền lợi của dân tộc Việt Nam chúng ta, đó là Đài Loan. Đài Loan như chúng ta biết là một quốc gia có sức mạnh quân sự khá mạnh trong khu vực này. Họ là người đã xây căn cứ trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đó là điều ảnh hưởng đến an ninh và quyền lợi của người Việt mình.
 


Khánh An: Vâng. Thế còn các bạn khác, các bạn có bổ sung gì không?



: Dạ vâng ạ. Em xin phát biểu ý kiến ạ.



Khánh An: Vâng. Mời Tú.



: Theo em thì hiện nay bên ngoài Việt Nam có rất nhiều mối nguy cơ và trong đó chúng ta có thể kể đến các quốc gia: Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, hay là Malaysia, bởi vì đó là những quốc gia trực tiếp can thiệp vào những hòn đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Tuy nhiên, Philippines, Malaysia hay Đài Loan thì theo em nguy cơ của nó không bằng Trung Quốc bởi vì so với Trung Quốc thì Trung Quốc trắng trợn hơn những quốc gia đó rất nhiều.



Khánh An: Vâng. Tuynh, Tuynh có ý kiến gì không?



Thù trong, giặc ngoài?



Tuynh: Dạ. Em đồng tình với những gì anh Dũng nói là đúng. Anh Dũng ảnh lo là đúng, vì thực ra vấn đề bây giờ, người trong nước bây giờ biết những vấn đề đó rất là ít và họ không có thời gian quan tâm là một, thứ hai là truyền thông trong nước không được tự do, trong nước nó bóp nghẹt thông tin đa chiều và sự thật đi, thành ra người dân người ta ít quan tâm chứ không thể trách người dân người ta không quan tâm.



Còn từ bên ngoài thì rõ ràng Trung Quốc bành trướng ở khắp nơi, điều đó ai cũng biết rồi. Phía Đông-Bắc của họ thì họ đang di dân rất nhiều sang bên Vladivostok của Nga, rồi thì Nội Mông ở phía Tây và Tây Tạng thì đương nhiên nằm trong sự kiểm soát của họ rồi. Còn hiện Việt Nam bây giờ thì chính phủ Việt Nam hiện tại phụ thuộc vào Trung Quốc quá, thì cái chuyện mất nước theo em nghĩ là nếu như mà cái thế hệ này không đứng lên đấu tranh thì cái chuyện bị lệ thuộc vào Trung Quốc là cái chuyện không phải là “sẽ” mà là “đang” rồi, chuyện này đang xảy ra rồi.



Vấn đề em ngại nhất, theo quan điểm của em thôi, em sợ nhất là vấn đề quân đội Việt Nam bây giờ có khả năng là bị vô hiệu hóa. Bởi vì gần đây mọi người chắc là có nghe báo đài đưa tin về ông Nguyễn Chí Vịnh. Theo thông tin trên mạng thì ông này có một lý lịch cá nhân và quá trình hoạt động không được trong sáng. Cái thời ông làm ở Tổng Cục II ông có những vụ án liên quan đến nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam, trong đó có cả Tướng Giáp, đó là vụ án T2 và T4, mà thông tin này chưa được nhà nước Việt Nam công khai cho nên người ta không xác nhận được cái đó là thật hay giả, nhưng rõ ràng có nguồn tin là ông này là người gây ra vụ án T2 và T4, tức là vụ án siêu nghiêm trọng liên quan đến ngành tình báo Việt Nam.




Trạm kiểm soát biên phòng Việt Nam. AFP



Vấn đề ở chỗ là bây giờ ông này lại nhảy sang làm ở Bộ Quốc Phòng. Ông là Thứ trưởng Quốc Phòng. Thế bây giờ nguồn thông tin nói ông này ngày xưa có liên hệ với tình báo Hoa Nam của Trung Quốc, bây giờ ông làm ở Bộ Quốc phòng thì không biết chuyện đó có thật hay không? Và nếu mà là thật thì là thế nào? Em sợ nhất về vấn đề bây giờ, giả sử trong trường hợp họ (Trung Quốc) có đánh Việt Nam đi chăng nữa thì quân đội Việt Nam có bị xâm lược không? Cái đó rất là lo!



Nhưng theo em phỏng đoán thì Trung Quốc nó chả đánh Việt Nam làm cái gì, bởi vì thực ra bây giờ họ có mọi thứ họ muốn rồi, việc gì họ phải đánh Việt Nam? Đúng không ạ? Bây giờ có cái gì họ không có đâu? Bây giờ đất đai họ có rồi, ở Việt Nam họ đang di người đến và họ thuê rất nhiều rừng. Về kinh tế, Việt Nam đang nợ họ rất nhiều tiền. Thứ hai là bây giờ họ di dân sang đây, rồi công nhân, đủ thứ. Về Biển Đông thì họ cũng kiểm soát rồi. Bây giờ không còn cái gì là họ không có ở cái đất nước Việt Nam. Vấn đề bây giờ ở chỗ là chúng ta sẽ sống với người Trung Quốc trong tương lai như thế nào? (Mọi người cũng bật cười).



Sự thật là như thế, bây giờ phải sống chung với lũ, trên đất nước Việt Nam bây giờ rất nhiều người Trung Quốc. Nếu với cái đà này trong phạm vi 5-10 năm nữa thì chúng ta coi như sẽ thành công dân hạng hai trên đất nước mình thôi, chứ không phải hạng một. Điều đó rất là nguy hiểm. Họ dùng chính sách bài trừ dân tộc, họ dùng chính sách đồng hóa thì mình rất là vất vả. Ý kiến của em chỉ thế thôi, chứ còn nhiều vấn đề lắm mà em nghĩ nói ra thì em không biết phải nói như thế nào cho thấy được hết.



Khánh An: Vâng. Bây giờ thì …



Tuynh: Em xin nhường lời cho bạn Hiếu, bạn Tú.



Khánh An: Vâng.



Hiếu: Dạ. Hiếu xin phép được nói ý kiến của mình.



Khánh An: Mời Hiếu.



Tham vọng của Trung Quốc



Hiếu: Lúc nãy bạn Tú nói ông Nguyễn Chí Vịnh và cái lý lịch cá nhân của ông ta liên quan đến vấn đề lãnh đạo quốc gia thì mình có một số vấn đề sửa đổi như thế này. Theo cái quan điểm riêng chủ quan của mình thì việc ông Nguyễn Chí Vịnh có lý lịch như thế nào, theo đường lối thân Trung Quốc hay là không thân Trung Quốc thì điều đó không quan trọng, bởi vì ông Vịnh hay Phùng Quang Thanh là bộ trưởng quốc phòng cũng vậy thôi, hay là bất kỳ đảng viên cộng sản nào làm bộ trưởng quốc phòng cũng vậy. Mình phải hiểu một điều rằng tất cả những người trong Đảng Cộng Sản Việt Nam thì họ đều có cũng một quan điểm là để bảo vệ quyền lợi của đảng cộng sản thì bắt buộc phải đi với Trung Quốc. Đi với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của đảng dù cho việc làm đó nó có ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc gia.



Rồi điểm thứ hai bạn nói là Trung Quốc nó có tất cả mọi thứ rồi thì mình nghĩ cái đó cũng là một điều chưa hoàn toàn đúng, bởi vì Trung Quốc là một nước có một diện tích rộng lớn, nhưng mà với một diện tích lãnh thổ rộng lớn như vậy nhưng mà lại có một khoảng cách, một đường ra biển quá hẹp. Đi ra hướng Đông Nam thì gặp phải Đài Loan, đi ra hướng Bắc thì gặp Nhật Bản và gặp quần đảo Ryu-Kyu kéo dài xuống phía Nam, nó làm cản trở hoạt động của hải quân Trung Quốc.




Người dân Trung Quốc xem các mô hình máy bay quân sự 
tại hội chợ triển lãm hàng không Trung Quốc 
ở Bắc Kinh hôm 21/9/2011. AFP photo



Mà Trung Quốc như chúng ta đã biết thời gian gần đây đã cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm. Nếu có hàng không mẫu hạm mà không có con đường lưu thông ra biển thì việc làm đó có thể nói là vô nghĩa. Chính vì người ta cần có một không gian hoạt động cho nên cái việc người ta muốn bành trướng, bành trướng hải quân của mình ra trước.



Và chúng ta biết đường lưỡi bò là cái đường mà Trung Quốc đã tự mình vẽ ra không theo một quy ước nào của quốc tế, không theo đúng luật pháp quốc tế, không theo đúng sự thực lịch sử, nhưng mà Trung Quốc đã ngang nhiên với sức mạnh áp đặt của nước lớn trên các nước nhỏ thì Trung Quốc đã vẽ ra đường lưỡi bò để bắt các nước Đông Nam Á phải công nhận điều đó như là một điều hợp pháp.



Thì cái việc Trung Quốc cần một không gian để hướng ra biển đã đe dọa đến an ninh của Việt Nam, bởi vì khu vực Biển Đông này mà quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là hai quần đảo lớn nhất trong khu vực Biển Đông, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn và đó cũng là một ngư trường lớn nữa. Đó cũng là nơi mà Trung Quốc rất cần để hoạt động hải quân, cho nên điều đó rất nguy hiểm. Việc Trung Quốc muốn chiếm khu vực này là điều hiển nhiên, trong hiện tại cũng như trong tương lai.



Khánh An: Vâng. Đó là phân tích của bạn Hiếu. Hiếu cho rằng dù cho ai đứng đầu lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Việt Nam thì người đó và Bộ Quốc Phòng bị buộc phải đi với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của mình. Thế về điểm này các bạn khác có đồng ý hay không ạ?



Dũng: Theo mình thì thế này. Mình thấy cái tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á nói chung là có thuận lợi lớn nhất. Mình thấy cái thuận lợi mấu chốt, đó chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam là thuận lợi lớn nhất của Trung Quốc đối với tham vọng bành trướng của họ ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Đảng Cộng Sản Việt Nam chính là nguồn cổ vũ to lớn cho bọn bành trướng Bắc Kinh.



Mình thấy cái điều kiện đấy là mấu chốt đấy. Mình xem tivi đám tang ông Võ Chí Công thì TBT Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn kể công thì “đồng chí Võ Chí Công trung thành với đảng, tổ quốc và nhân dân”, tức là người ta bao giờ cũng đặt đảng lên hàng đầu vì người ta chỉ nghĩ đến đảng trước nhất, sau đấy mới đến tổ quốc, cuối cùng mới đến nhân dân. Họ nghĩ rằng còn đảng thì họ còn tổ quốc, còn đảng thì họ còn cai trị được, nghĩa là họ còn nhân dân, nhưng mà nói chung là họ chỉ nghĩ đến đảng. Nói thật sự là như thế.



Khánh An: Quý vị vừa nghe ý kiến của anh Dũng từ Phú Thọ. Bây giờ đã đến lúc chương trình Café Wifi phải tạm dừng rồi, Khánh An hẹn tái ngộ với quý vị trong chương trình kỳ tới để tiếp tục nghe các bạn trẻ thảo luận và phân tích về mối quan hệ Việt – Trung mà hiện nay có không ít người đang đặt ra nhiều nghi vấn và quan ngại.



Mọi ý kiến đóng góp cho chương trình, xin quý vị gửi email vào địa chỉ khanhan@rfa.org hoặc wificoffee.rfa@gmail.com.






Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

“2 tàu cá VN bị tàu Trung Quốc đuổi bắn khi tránh bão” - Luật Quốc Tế có đứng cùng Ngư Dân?





Đặng Thanh Chi (danlambao)  - Luật hàng hải quốc tế đã quy định quá rõ ràng sự đặc miễn xâm phạm sinh mạng, hàng hoá, tàu bè của ngư dân vô tội ngay cả trong thời gian giao tranh, thế thì tại sao câu hỏi của Mẹ Nấm nêu ra “Ai đang bám biển cùng ngư dân?” và “Ai đang bảo vệ ngư dân?” đến nay vẫn không có câu trả lời thoả đáng và chưa có một hành động bảo vệ chính thức nào từ những kẻ lãnh đạo đất nước này? Phải chăng đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam muốn 86 triệu dân phải xuống đường để tự bảo vệ lấy đất nước của chính mình trước sự hung hãn ngày càng gia tăng của Trung Quốc ?!!! Ngày xuống đường ấy của đại khối dân tộc gần hay xa là tùy vào mức độ vô năng và bất xứng của những người lãnh đạo !!! ...



*

Ngày 24 tháng 9 năm 2011, lúc 13 giờ, 2 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngải bị tàu Trung Quốc tấn công, đuổi bắn trong nhiều giờ, nhiều ngày khi đang trú bão tại đảo Trụ Cẩu, thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hai tàu cá mang biển số QNg 95337TS và QNg 95850TS. Chủ nhân kiêm thuyền trưởng là ngư dân Trương Văn Đức và ngư dân Trương Tài. 





Điều khoản 3 của Công Ước Quốc Tế “The Hague” (“The Hague Convention”1907) có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 1910, quy định “Những Giới Hạn Liên Quan Đến Quyền Bắt Giữ Trong Chiến Tranh Hải Quân”[1]: “những tàu chuyên dùng cho việc đánh cá dọc theo bờ biển được miễn trừ ... không được bắt giữ...”. Luật này được quốc tế quy định và áp dụng trong thời chiến giữa các quốc gia tranh chấp và sau đó trở thành tập quán luật pháp chung (“customary law”) áp dụng cho tất cả các nước trong cộng đồng “văn minh” thế giới (“civilized nations”).[2]





Điều khoản này sau chiến tranh Đệ Nhị Thế Chiến đã được các nước đồng quy định lần nữa trong các Công Ước Geneva (Geneva Conventions) 1949, được thông qua năm 1977. Điều khoản 48 của Công Ước yêu cầu lực lượng vũ trang của các quốc gia tranh chấp trong vùng phải “phân biệt giữa dân thường và chiến binh; và giữa các đối tượng dân sự và các mục tiêu quân sự”.[3]





Điều khoản 54 của Công Ước Geneva cũng quy định lực lượng vũ trang của các nước không được quyền tấn công, không được quyền huỷ hoại mà còn “phải bảo vệ những phương tiện không thể thiếu cho sự sống còn của người dân”.[4]





Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã vi phạm trầm trọng tất cả các điều khoản trên. Việc tấn công, truy đuổi, bắn, đốt các tàu cá ngư dân với mục tiêu hủy hoại phương tiện “không thể thiếu” cho sự sống còn của gia đình các ngư dân, trong vùng biển không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, lại không phải trong lúc đang có chiến tranh với Việt Nam, và nhất là trong lúc hai tàu cá vô tội chỉ đang tránh bão, cho thấy tính chất dã man, hung hãn đầy thú tính của Trung Quốc. 





Các luật sư Việt Nam có thể nêu câu hỏi mang tính “kỹ thuật pháp lý” rằng nếu Việt Nam không thuộc các quốc gia thành viên đồng ký tên trong các Công Ước quốc tế nêu trên, thì liệu ngư dân Việt Nam thấp cổ bé miệng có được luật công ước thế giới bảo vệ hay không trước sự tàn ác ngày càng quá khích của Trung Quốc? Câu trả lời là có; dựa trên hai điểm chính: 





1) Thứ nhất, Việt Nam không cần thiết phải là thành viên ký kết của các công ước trên vì các công ước ấy chỉ nhằm áp dụng trong thời chiến. Việt Nam và Trung Quốc đang không có chiến tranh với nhau. Nguyễn Tấn Dũng và Đới Bỉnh Quốc gần đây nhất vẫn ôm nhau hôn thắm thiết. Do đó, ngư dân Việt Nam lẽ ra không cần đến các công ước trên mới được bảo vệ vì ngay cả nếu Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong tình trạng chiến tranh thì Công Ước The Hague và Geneva 1949 cũng quy định “những tàu chuyên dùng cho việc đánh cá dọc theo bờ biển được miễn trừ ... không được bắt giữ...”. Nếu trong chiến tranh đã thế thì trong thời bình lại càng không thể tấn công ngư dân. Trong luật pháp, đây gọi là quy tắc có thể được giả định (presumptive rule). 





2) Thứ hai, những điều khoản trong các công ước trên được các quốc gia trong thế giới văn minh ngày nay công nhận như luật nhân đạo trong chiến tranh” (“the humanitarian laws of war”) và mang tính phổ quát cho cộng đồng nhân loại. Việt Nam không nhất thiết phải là đối tác ký kết trong các Công Ước này mới nhận được sự ủng hộ của công pháp quốc tế. Nhất là khi Việt Nam và Trung Quốc đang trong “thời bình” nên việc Trung Quốc vô cớ xâm phạm với mục tiêu huỷ diệt sinh mạng, tài sản, tàu bè ngư dân đã là vi phạm công pháp quốc tế. Và nhất là không phải một lần, mà là nhiều lần, trong nhiều năm!!! 





Tuy nhiên, trong chúng ta, ai cũng hiểu vấn đề ngư dân được bảo vệ hay không, đầu tiên trách nhiệm phải do chính những người lãnh đạo Việt Nam có dám “đặt vấn đề” với Trung Quốc hay không? Có dám truy tố Trung Quốc trước toà án tư pháp quốc tế để đòi bồi thường thiệt hại cho ngư dân mình hay không? Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hung hăng đuổi bắn tàu ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước. Qua những cuộc tiếp xúc, phỏng vấn và thông tin trên báo chí qua các phóng sự thực hiện bởi Phạm Thanh Nghiên can đảm nhiều năm trước và Mẹ Nấm lúc gần đây, cho chúng ta thấy không chỉ những phương tiện tàu bè, lưới, chài của ngư dân bị tiêu huỷ, mà máu và sinh mạng của nhiều ngư dân đã bị huỷ hoại bởi lực lượng hải quân và tàu vũ trang của Trung Quốc. Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Viking I & II cũng đã vi phạm trầm trọng Công Ước “The Hague”: “ngoài tàu đánh cá ven biển của ngư dân, các tàu thuyền hoạt động mang tính chất khám phá khoa học đều được miễn trừ không được bắt giữ hay huỷ hoại”, (“immunity for “coastal fishing boats” and vessels engaged in scientific discovery”). Điều khoản 22 của công ước Geneva Convention 1949 cũng miễn trừ cho các tàu bệnh viện quân đội không phải bị bắt giữ (“military hospital ships”), dù là trong lúc giao tranh. 





Việc các quốc gia trên thế giới lên tiếng bảo vệ đến cùng các tàu đánh cá của ngư dân họ khi bị “tàu lạ nước khác” tấn công đã có từ những năm xa xưa 1898. Ngày 27 tháng 4 năm 1898, hai tàu đánh cá của ngư dân Tây Ban Nha bị tàu chiến của Hoa Kỳ bắt giữ trong vùng hải phận ven biển Cuba. Lúc đó Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đang trong thời kỳ giao tranh. Sau khi bắt giữ hai tàu cá có treo cờ Tây Ban Nha, (chủ nhân gốc Tây Ban Nha sinh sống tại Cuba), Hoa Kỳ đã tuyên bố hai tàu đánh cá này là “chiến lợi phẩm” chiến tranh, và đã bán đấu giá tàu “Paquette Habana” với giá $490 và tàu “Lola” với giá $800 đô. Chính phủ Tây Ban Nha kiện quân đội Mỹ và đòi bồi thường tổn thất cho ngư dân họ. Toà án tối cao của Hoa Kỳ đã phán quyết quân đội Hoa Kỳ phải hoàn trả toàn bộ những của cải, tài sản đã tịch thu của hai tàu ngư dân, đồng thời phải bồi thường thêm tất cả những tổn phí, thiệt hại do việc bắt giữ và đấu giá hai tàu ngư dân ấy.[5] Đấy là trong thời chiến tranh đang diễn ra giữa hai nước Hoa Kỳ và Tây Ban Nha và vụ án lại xẩy ra khi “văn minh nhân loại” còn ở thập kỷ 1900; và các công ước quốc tế The Hague và Geneva còn chưa ra đời. Thế thì hôm nay những người lãnh đạo Việt Nam đã làm gì để bảo vệ ngư dân mình khi họ bị xâm phạm? 





Ngay cả Đế chế Nhật Bản trong thời kỳ giao tranh với Trung Quốc, tháng 8 năm 1894 đã ban hành pháp lệnh: “những loại tàu bè sau đây của “kẻ thù” được miễn trừ không bắt giữ, tịch thu, bao gồm tàu đánh cá và những tàu đang trên đường hải hành với mục tiêu khám phá khoa học, hoạt động từ thiện hay mang nhiệm vụ tôn giáo” [6]. Tưởng cũng nên nói thêm là Nhật Bản vào thời điểm ấy, là nước cuối cùng (nhưng đầu tiên trong vùng Á châu) được cộng đồng quốc tế công nhận vào hàng “các nước văn minh” (“ranking of civilized nations”) và qủa là xứng đáng! Việt Nam học được gì và Trung Quốc có biết “xấu hổ” chăng khi hành xử thiếu “văn minh” và man rợ như dã thú ? 





Gần trăm năm trước đó, tháng 4 năm 1798, vụ Anh quốc bắt giữ các tàu cá nhỏ của ngư dân Pháp và Hoà Lan, theo đúng pháp lệnh của Toà án Tối Cao của Hải Quân Anh (High Court of Admiralty of England) cho phép bắt giữ các tàu ngư dân Hoà Lan trên biển làm chiến lợi phẩm chiến tranh. Tuy rằng trong thế kỷ 17 khi văn minh nhân loại và pháp luật quốc tế còn sơ khai, toà án Anh quốc cũng đã công nhận trong phiên toà xét xử vụ bắt giữ các tàu cá “the Young Jacob and Johanna” rằng quyền miễn bắt giữ các tàu ngư dân dù không được quy định trong bất cứ văn bản pháp lý nào giữa các nước liên hệ, tuy nhiên, đây là một đặc quyền miễn trừ được công luận quốc tế công nhận từ lâu, và được dựa trên quy tắc giao tế hữu nghị giữa các nước.[7] Ngày 16/03/1801 khi chính phủ Addington lên nắm quyền tại Anh, đã rút lại các pháp lệnh ban hành trên của toà án tiền nhiệm, và quyền tự do đánh cá đã được tái lập giữa Anh và Pháp. Những năm sau đó, 1806 và 1810, chính phủ Anh đã ra lệnh cấm tàu vũ trang quân sự tuyệt đối không được xâm phạm các tàu đánh cá của ngư dân các nước khác. Trong đặc tập “Luật Hàng Hải Về Việc Bắt Giữ và Tịch Thu Chiến Phẩm”, xuất bản 1815, của Wheaton, đã ghi rõ: “Đây là một quy định đã được bình thường hóa trong luật chiến tranh hàng hải để miễn trừ không bắt giữ các tàu đánh cá và hàng hoá của họ. Quy định này phát xuất từ cả hai quan điểm: tương ứng có lợi cho các nước láng giềng đang giao tranh, và từ sự quan tâm đến những người dân nghèo khó và cần cù”.[8] Nguyễn Tấn Dũng có biết nghĩ đến sự “nghèo khó” và “cần cù” của ngư dân nước ta để mỗi sáng thành phố có cá tươi làm thực phẩm, và nhà nước có cá để xuất khẩu chăng ? 





Quy luật bảo vệ tàu đánh cá của ngư dân cũng đã được Pháp và Ý tôn trọng trong thời gian giao tranh the Crimean war năm 1859, và sau đó giữa Pháp và Đức năm 1870. Trong Công Ước Hoà Bình (Treaty of Peace) giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ năm 1846 khi 2 nước này đang giao tranh còn quy định rõ hơn rằng ngay cả việc bắt giữ ngư dân, hay gây bất kỳ khó khăn nào cho việc theo đuổi nghề nghiệp trên biển của họ, xâm phạm hàng hóa hay nhà cửa của ngư dân đều bị nghiêm cấm tuyệt đối.[9] Thế thì sinh mạng của các ngư dân Việt Nam đã bị giết, bị bắt cóc, giam tù, thân thể tàn phế, bệnh tật, tàu bè bị huỷ hoại, phương tiện và vốn liếng kiếm sống duy nhất của cả gia đình họ đều bị tàu vũ trang của Trung Quốc chiếm đoạt, đòi chuộc ... liệu những kẻ cầm quyền Việt Nam có dám yêu cầu Trung Quốc ký “công ước hoà bình” cam kết tôn trọng và bồi thường tổn thất nếu xẩy ra, như Mễ Tây Cơ đã làm với đại cường quốc láng giềng Hoa Kỳ không ??? 





Luật hàng hải quốc tế đã quy định quá rõ ràng sự đặc miễn xâm phạm sinh mạng, hàng hoá, tàu bè của ngư dân vô tội ngay cả trong thời gian giao tranh, thế thì tại sao câu hỏi của Mẹ Nấm nêu ra Ai đang bám biển cùng ngư dân? và “Ai đang bảo vệ ngư dân?” đến nay vẫn không có câu trả lời thoả đáng và chưa có một hành động bảo vệ chính thức nào từ những kẻ lãnh đạo đất nước này? Phải chăng đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam muốn 86 triệu dân phải xuống đường để tự bảo vệ lấy đất nước của chính mình trước sự hung hãn ngày càng gia tăng của Trung Quốc ?!!! Ngày xuống đường ấy của đại khối dân tộc gần hay xa là tùy vào mức độ vô năng và bất xứng của những người lãnh đạo !!! 



Chú thích:


[1] The Hague Convention of 1907, Article 3 on Certain Restrictions with Regard to the Exercise of the Right to Capture in Naval War, 36 Stat. 2396, T.S.No.544. 

[2] Steiner et al, “International Human Rights In Context: Law, Politics, Morals”, 3rd ed. Oxford. 

[3] Article 48 of Protocol No. 1 to the Geneva Conventions, adopted in 1977. 

[4] Article 54 entitled “Protection of Objects Indispensable to the Survival of the Civilian Population”. 

[5] The Paquette Haban, Supreme Court of the United States, 1900. 175 US 677, 20 S.Ct 270. 

[6] Takahashi, International Law, 11, 178. 
[7] Lord Stowell’s judgment in “the Young Jacob and Johanna”, 1 C.Rob20. 
[8] Wheaton, “Digest of the Law of Maritime Captures and Prizes”, Captures, chap. 2, 18, 1815, England. 
[9] Treaty of Peace between the United States and Mexico, 1848, 9 Stat. at L.939, 940.